Kinh tế Australia có thể giảm 6% trong năm 2020
Bất chấp lệnh phong tỏa cấp độ 4 đang gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của bang Victoria và nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 lần 2 tại Australia vẫn luôn thường trực, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA tức ngân hàng trung ương), ngày 4/8, đã quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0,25% và cam kết duy trì lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn ba năm ở mức mục tiêu 0,25%.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong cuộc họp Hội đồng RBA tháng Tám, Thống đốc Philip Lowe cho biết nền kinh tế Australia đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ năm 1930, khiến chu trình gần 30 năm liên tục tăng trưởng bị đứt đoạn.
Tuy nhiên, người đứng đầu RBA khẳng định tình hình suy thoái kinh tế không nghiêm trọng như dự kiến trước đó và xu hướng phục hồi hiện đang diễn ra trên hầu hết các địa phương của "xứ Chuột túi".
Đây là cơ sở để RBA giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 0,25%, được duy trì từ tháng 3/2020.
Đánh giá về triển vọng kinh tế của Australia, Thống đốc Lowe nhận định Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia dự kiến giảm 6% trong năm 2020.
Tỷ lệ thất nghiệp chính thức sẽ tăng từ mức 7,4% trong tháng Bảy lên khoảng 10% vào cuối năm "do các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại bang Victoria gây mất việc làm, trong khi số người mới tham gia thị trường lao động tăng lên".
Thống đốc RBA nói, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và nền kinh tế, các chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ sẽ buộc phải duy trì "trong một khoảng thời gian".
Các hành động ứng phó nhanh với đại dịch của Chính phủ Australia, đặc biệt là sự hỗ trợ tập trung vào bang Victoria khi dịch bệnh vẫn đang bùng phát ngoài tầm kiểm soát, bao gồm việc nới lỏng điều kiện và gia hạn thời gian áp dụng chương trình hỗ trợ thu nhập cho người lao động JobKeeper, tăng các khoản thanh toán hỗ trợ cho người tìm việc JobSeeker, là hoàn toàn đúng đắn và đáng hoan nghênh.
Thống đốc Lowe nhấn mạnh việc Canberra tăng cường các gói hỗ trợ tài chính sẽ thúc đẩy tổng cầu tăng.
Dựa trên việc phân tích các yếu tố kinh tế và triển vọng phát triển, Hội đồng RBA quyết định không tăng mục tiêu tỷ lệ tiền mặt, cho tới khi nền kinh tế Australia đạt đủ lượng việc làm cần thiết và lạm phát sẽ bền vững trong phạm vi mục tiêu 2-3%.
Tháng trước, thị trường Australia đã có những phản ứng trái chiều sau thông tin Thống đốc Lowe đã nâng triển vọng cắt giảm lãi suất hơn nữa nếu cần thiết, có thể hạ thêm 0,1% xuống mức thấp kỷ lục mới.
Tuy nhiên, trong sáng ngày 4/8, thị trường chứng khoán Australia (ASX) đã chứng kiến một phiên mở cửa "tràn ngập sắc xanh".
Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 1,77%, lên 6.031 điểm nhờ lực đẩy từ các mã cổ phiếu công nghệ và tài chính, tăng lần lượt 3,8% và 2,3%.
Mặc dù vậy, đồng đô la Australia (AUD) trong phiên giao dịch sáng nay đã có sự điều chỉnh nhẹ so với đồng USD, sau quãng thời gian tăng liên tiếp lên mức cao nhất của 18 tháng vào ngày 28/7. Hiện 1 AUD đổi được 71 xu Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Australia đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu tại Melbourne
15:24' - 03/08/2020
Ngày 3/8, chính quyền bang Victoria - bang đông dân thứ hai Australia - đã ra lệnh đóng cửa các cửa hàng bán lẻ, hạn chế các dự án xây dựng cũng như hoạt động sản xuất xung quanh thành phố Melbourne.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia khẳng định dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tại Sydney
11:23' - 31/07/2020
Ngày 31/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố ông tin tưởng tình hình dịch COVID-19 tại Sydney đã được kiểm soát.
-
Bất động sản
Giá thuê nhà giảm ở các thành phố lớn của Australia
10:56' - 29/07/2020
Dữ liệu mới nhất từ công ty phân tích bất động sản CoreLogic cho thấy, trong quý II năm nay, giá thuê nhà trên khắp Australia đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản đánh giá kinh tế phục hồi nhẹ
18:30' - 22/03/2023
Trong báo cáo kinh tế tháng 3 công bố ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đánh giá nền kinh tế nước này đang phục hồi nhẹ, song duy trì cảnh báo những bất ổn trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đặt mục tiêu thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu Đông Nam Á
15:10' - 22/03/2023
Theo Bộ trưởng Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia, nước này có tiềm năng trở thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu được các công ty công nghệ nước ngoài lựa chọn tại khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Pháp thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ
14:48' - 22/03/2023
Ngày 21/3, với 402 phiếu thuận và 130 phiếu chống, Hạ viện Pháp đã thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề
13:29' - 22/03/2023
Ngày 21/3, tại Bắc Kinh, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã khởi động chương trình xúc tiến du lịch, với 10 tuyến du lịch theo chủ đề được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Các ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung Quốc-Nga trước năm 2030
12:47' - 22/03/2023
Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin Nga đã ra Tuyên bố chung về Kế hoạch phát triển những ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung-Nga trước năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và 7 quốc gia khác được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7
10:50' - 22/03/2023
Chính phủ Nhật Bản dự định mời các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc G7, trong đó có Việt Nam, tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU lục soát một công ty lớn sản xuất nước tăng lực tại châu Âu
20:29' - 21/03/2023
Ngày 21/3, EC thông báo một nhóm điều tra chống độc quyền của EU đã kiểm tra cơ sở của một công ty sản xuất nước tăng lực do nghi công ty này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
EU tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu thô vào các nước thứ ba
15:18' - 21/03/2023
Nhu cầu các nguyên liệu thô dự kiến sẽ bùng nổ trong những năm tới. Liên minh châu Âu (EU) phải tìm cách để đảm bảo đảm bảo nguồn cung của mình do rất phụ thuộc vào các nước thứ ba.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất gia hạn 1 năm biện pháp giảm nhu cầu sử dụng khí đốt
15:17' - 21/03/2023
EC vừa đề xuất các nước EU gia hạn 1 năm biện pháp khẩn cấp đang được áp dụng nhằm giảm nhu cầu sử dụng khí đốt để giúp châu Âu vượt qua mùa Đông tới khi nguồn cung khí đốt từ Nga trở nên khan hiếm.