Kinh tế Nhật Bản ghi nhận các tín hiệu tích cực
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9/2020 đã giảm ở mức thấp nhất trong bảy tháng qua, khi hoạt động xuất khẩu ô tô của Nhật Bản sang thị trường Mỹ đã cải thiện đáng kể so với thời điểm đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Điều này cho thấy cho thấy áp lực đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm bớt phần nào.
Cụ thể, theo báo cáo ngày 19/10 của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9/2020 giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả trên diễn ra sau khi xuất khẩu Nhật Bản chứng kiến đà giảm hai chữ số trong 6 tháng trước đó, bao gồm mức giảm 14,8% trong tháng 8/2020.
Điều này đã giúp thặng dư thương mại của Nhật Bản trong tháng 9/2020 đạt 674,98 tỷ yen (6,4 tỷ USD), so với các mức tương ứng 7,07 tỷ yen và 248,6 tỷ yen của tháng 7/2020 và tháng 8/2020.
Tháng 9/2020 cũng trở thành tháng thứ 22 liên tiếp xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm, giai đoạn sụt giảm dài nhất kể tháng 7/1987, khi xuất khẩu Nhật Bản ghi nhận 23 tháng giảm liên tiếp.
Tính trong nửa đầu tài khóa 2020 (bắt đầu từ tháng 4/2020), xuất khẩu của Nhật Bản giảm 19,2% so với cùng kỳ tài khóa trước.
Đây là mức giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm qua, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khiến nhu cầu của các thị trường nước ngoài đối với ô tô cũng như các mặt hàng khác của Nhật Bản giảm mạnh.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giúp nền kinh tế nước này vượt qua cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản nên đưa ra gói ngân sách bổ sung thứ ba cho năm tài chính hiện tại.
Hai gói ngân sách bổ sung trước đó đã giúp cung cấp 2.200 tỷ USD cho các biện pháp kích thích kinh tế của Nhật Bản, bao gồm hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình và các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ.
Trên thực tế, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã lên kế hoạch đề xuất chính phủ nước này xây dựng một gói kích cầu mới sớm nhất vào tháng 11/2020 nhằm hỗ trợ người tiêu dùng, vốn đang lo ngại về một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.
Tuy nhiên, đà sụt giảm của hoạt động xuất khẩu chậm lại, cộng thêm các dấu hiệu phục hồi kinh tế khác như sản lượng chế tạo tăng có thể khiến kế hoạch trên của ông Suga bị hoãn lại.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ tăng 0,7% trong tháng Chín vừa qua, mức tăng đầu tiên trong 14 tháng, chủ yếu nhờ nhu cầu tăng mạnh hơn đối với các thiết bị điện và ô tô.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, tăng 14,0% trong tháng 9/2020, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2018.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước châu Á khác giảm 2% trong tháng 9/2020, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 2/2020./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản ghi nhận thặng dư thương mại tháng thứ 3 liên tiếp
12:14' - 19/10/2020
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 19/10 cho thấy tháng 9 vừa qua Nhật Bản ghi nhận thặng dư thương mại tháng thứ 3 liên tiếp.
-
Tài chính
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản: Cần cân nhắc thêm về đề xuất hỗ trợ tiền mặt đợt 2
19:28' - 16/10/2020
Trong chương trình hỗ trợ tiền mặt đại trà, Chính phủ Nhật Bản đã cấp 100.000 yen (950 USD) cho toàn bộ 126 triệu người dân nước này, trong đó có cả các công dân nước ngoài.
-
Tài chính
Nhật Bản xem xét gói ngân sách bổ sung thứ ba trong tài khóa 2020
11:29' - 14/10/2020
Dự thảo ngân sách bổ sung lần ba có thể được nội các Nhật Bản thông qua trong tháng 12/2020 và trình Quốc hội nước này xem xét trong tháng 1/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Nga thông qua hai dự luật kinh tế
21:41' - 06/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định sẽ tiếp tục điều hành đất nước
20:32' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định sẽ không từ chức trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng khi hàng loạt quan chức trong chính phủ nước này quyết định rời nhiệm sở.
-
Kinh tế Thế giới
Đức thông qua kế hoạch về cứu trợ năng lượng
19:24' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Nội các Đức đã thông qua kế hoạch nhằm khẩn trương hỗ trợ các công ty năng lượng gặp khó khăn trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung và giá khí đốt tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề phòng khả năng ngừng hoàn toàn nguồn khí đốt từ Nga
17:48' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần lên kế hoạch khẩn cấp để chuẩn bị cho tình huống cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ được dự báo suy thoái nhẹ nhưng kéo dài
13:24' - 06/07/2022
Các chuyên gia kinh tế nhận định kỳ suy thoái kinh tế kế tiếp tại Mỹ nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, có thể ở mức vừa phải, nhưng thời gian cũng có thể kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh đối mặt với phiên điều trần khó khăn trước quốc hội
13:20' - 06/07/2022
Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể sẽ vấp phải nhiều ý kiến đối đầu hơn trong cuộc điều trần trước quốc hội nước này ngày 6/7, sau khi 2 bộ trưởng cấp cao trong chính phủ của ông từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ukraine suy giảm ít nhất 35% trong năm nay
12:20' - 06/07/2022
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 5/7 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine sẽ giảm ít nhất 35% trong năm nay do xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại song phương Ấn - Nga tăng gần gấp đôi
12:18' - 06/07/2022
Trong giai đoạn tháng 1-4/2022, kim ngạch thương mại song phương Nga-Ấn Độ đạt 6,4 tỷ USD, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc củng cố năng lực ứng phó khủng hoảng đa tầng
11:36' - 06/07/2022
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Lee Chang-yang cho biết Hàn Quốc đang đương đầu với khủng hoảng đa tầng, khi lạm phát cao và giá năng lượng tăng mạnh gây ra cú sốc với nền kinh tế.