Kinh tế thế giới 2016: Các tín hiệu trái chiều
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây công bố báo cáo "Triển vọng Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương", trong đó dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ sụt giảm mạnh trong hai năm tới, nhưng tăng trưởng kinh tế của cả khu vực vẫn mạnh nhờ nhu cầu nội địa bù đắp cho sự suy giảm do thương mại toàn cầu sa sút gây ra.
Đà tăng của kinh tế châu Á IMF dự báo khu vực châu Á đạt nhịp độ tăng trưởng 5,3% năm 2016 và 2017, giảm nhẹ so với mức dự báo trước đó là 5,4%.Theo IMF, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu - có thể tăng trưởng 6,5% năm 2016 và 6,2% năm 2017. Mức dự báo này giảm so với mức tăng 6,9% năm 2015 của Trung Quốc, thấp nhất trong vòng 25 năm qua ở nước này.
Đối với nền kinh tế Nhật Bản, IMF đã giảm triển vọng tăng trưởng xuống 0,5% năm 2016 và sụt giảm 0,1% năm 2017 do việc tăng thuế tiêu dùng theo kế hoạch gây ra, cũng như vấn đề dân số già hóa và nợ tăng cao. Theo IMF, Ấn Độ sẽ vẫn là một trong số các nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới: dự kiến ở mức 7,5% năm 2016 và 2017 nhờ giá dầu thấp, đầu tư của chính phủ và tiêu thụ trong nước khởi sắc bù đắp cho hoạt động xuất khẩu yếu kém.Theo IMF, các biện pháp kích thích kinh tế của các chính phủ, giá hàng hóa hạ và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ là động lực giúp khu vực châu Á tăng trưởng. Tuy nhiên, IMF cảnh báo khu vực này đứng trước các thách thức bên ngoài như hoạt động thương mại toàn cầu giảm sút và các thị trường tài chính toàn cầu ngày càng biến động...
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh ở một số nước, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam, sẽ giúp nền kinh tế châu Á nói chung tăng trưởng 5,7% trong năm 2016.
Phát biểu trong phiên khai mạc cuộc họp thường niên lần thứ 49 của ADB, ông Nakao cho hay bất chấp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, châu Á sẽ vẫn đạt nhịp độ tăng trưởng 5,7% trong năm nay và ADB dự kiến mức tăng trưởng tương tự trong năm 2017.Ông Nakao nhận định rằng Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Bangladesh sẽ có mức tăng trưởng rất mạnh và bày tỏ lạc quan về tình hình kinh tế châu Á nói chung.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, các nước châu Á phải đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ; phát triển các thị trường tài chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Bất lợi Mỹ, châu Âu Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ tiếp tục đón nhận những tín hiệu trái chiều khi các số liệu công bố mới đây cho thấy khu vực chế tạo tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, số lượng đơn hàng mới và hoạt động sản xuất sụt giảm, song khu vực xây dựng bắt đầu tăng trưởng trở lại.Tuy nhiên, kinh tế Mỹ cũng đón nhận những thông tin khả quan khi khu vực xây dựng tăng trưởng 0,3% trong tháng Ba vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007.
Về tổng thể, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I/2016 giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy vậy, căn cứ theo những tín hiệu khả quan của thị trường việc làm thời gian qua, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ quay đầu khởi sắc trở lại trong quý II/2016. Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) đã giảm dự báo tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay, đồng thời cảnh báo những rủi ro toàn cầu - bao gồm sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và nguy cơ nước Anh rời khỏi mái nhà chung châu Âu đang làm ảnh hưởng đến sự hồi phục kinh tế.Ủy ban châu Âu (EC) cũng cảnh báo rằng các quốc gia thành viên lớn như Pháp, Tây Ban Nha và Italy đang vi phạm những quy định về chi tiêu công của khối.
EC đã hạ dự báo tăng trưởng của Eurozone trong năm 2016 xuống 1,6%, từ mức 1,7% đưa ra trước đó, song sẽ đạt mức tăng trưởng 1,8% năm 2017. Các quốc gia Eurozone vẫn đang phải đối phó với thách thức trong cuộc khủng hoảng mới tại Hy Lạp, quốc gia suýt phải rời khỏi Eurozone cách đây một năm, sau khi tồn tại những bất đồng liên quan đến khoản cứu trợ tài chính khổng lồ.EC cũng lưu ý các vấn đề nội khối như tiến độ cải cách chậm và sự "chưa rõ ràng trước cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU của nước Anh" dự kiến vào ngày 23/6 tới.
Dự báo của EC cũng đề cập đến cuộc tranh cãi căng thẳng giữa EU với Pháp và đặc biệt là với Tây Ban Nha về những kế hoạch chi tiêu công trong năm nay và năm sau.Ngoài ra, EC cũng cảnh báo những rủi ro tác động từ bên ngoài khối như khả năng tăng trưởng chậm hơn của các thị trường phát triển, nhất là Trung Quốc, có thể gây ra kịch bản tồi tệ hơn dự báo./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
LHQ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống 2,4%
13:42' - 13/05/2016
Liên hợp quốc (LHQ) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay 0,5 điểm phần trăm xuống còn 2,4% do sự yếu kém của các nền kinh tế phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: “Brexit” là một trong bảy rủi ro tiêu cực của kinh tế thế giới
05:39' - 23/04/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa lên tiếng cảnh báo rằng việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là "Brexit") sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho khu vực và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Kinh tế thế giới “quá yếu, quá mong manh”
17:51' - 05/04/2016
Theo Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, đà hồi phục của kinh tế thế giới vẫn còn “quá yếu, quá mong manh” khi phải đối mặt với những rủi ro ngày càng nhiều
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc “chuyển mình” sẽ có lợi cho kinh tế thế giới
12:39' - 09/03/2016
Nhiều chuyên gia thế giới tin rằng việc Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường sẽ mang tới nhiều cơ hội tăng trưởng và bình ổn đối với nền kinh tế nước này nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ: Các thỏa thuận mới về thuế quan có thế chốt ngay tuần này
10:50'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins cho biết nước này có thể ký kết các thỏa thuận thương mại mới về thuế quan với một số quốc gia ngay trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ
09:53'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.