Làm gì để quản trị doanh nghiệp bền vững trong một xã hội thay đổi?
Trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững 2020, ngày 25/9 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) phối hợp với Công ty TNHH Deloitte Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề "Quản trị doanh nghiệp bền vững trong một xã hội đang thay đổi".
Sự kiện thu hút đông đảo mối quan tâm của giới chuyên môn, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp.
Khai mạc hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBCSD cho biết, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 10 quốc gia đang chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu và cũng là 1 trong 5 quốc gia đang xả thải nhiều nhất chất thải nhựa ra môi trường. "Chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân", ông Lộc nói. Chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam có thể mất đi hơn 5% GDP, ô nhiễm nước có thể gây ra thiệt hại cho Việt Nam 3,5% GDP.Chưa kể, tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ nhiều năng lượng, ô nhiễm, suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
Vì lẽ đó, các doanh nghiệp đang ngày càng cảm thấy bất an vì những biến đổi bất thường của thời tiết, của khí hậu và sự phát triển bền vững hiện nay.
Liên quan tới chủ đề "Quản trị doanh nghiệp bền vững trong một xã hội đang thay đổi", bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Phó Chủ tịch VBCSD giới thiệu sách “Cẩm nang Ứng phó, Phục hồi, Phát triển trong và sau khủng hoảng dành cho doanh nghiệp”; đồng thời, nhấn mạnh, một doanh nghiệp được coi là phát triển bền vững cần phải làm tốt 3 vai trò vừa là trụ cột kinh tế, vừa tạo tương tác tốt trong xã hội và vừa góp phần gìn giữ môi trường.Doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp và có kỹ năng quản trị tốt; cũng như cần 1 ban lãnh đạo kiên tâm trong điều hành.
Cuốn cẩm nang dành cho doanh nghiệp là 1 sản phẩm hợp tác giữa Deloitte và VCCI và được coi là công cụ quản trị kinh doanh thực tiễn với những nguyên tắc hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp đứng vững trước khủng hoảng. Theo đó, các nội dung hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng 1 nền tảng bền vững, song song với việc bảo toàn và thúc đẩy doanh thu, giảm và quản lý chặt chẽ chi phí, tối ưu hóa tài sản và nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Cùng với đó là tăng tốc chuyển đổi số và những định hướng quản lý kỳ vọng khác... Theo bà Thu Thanh, doanh nghiệp cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với các nguy cơ và cơ hội đặt ra trước mắt cũng như lâu dài.Các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần giữ vững phẩm chất cốt lõi ở đội ngũ lãnh đạo thông qua các hành động chủ chốt trong 3 giai đoạn của khủng hoảng, bao gồm ứng phó, phục hồi và phát triển. Song song đó, cần không ngừng củng cố sự tín nhiệm của các bên liên quan đối với doanh nghiệp.
Từ thực tiễn của doanh nghiệp, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam cho hay, kể từ năm 1992 bắt đầu khởi sự kinh doanh tại Việt Nam, tới nay, Nestlé đã có 6 nhà máy, với tổng mức đầu tư hơn 17 nghìn tỷ đồng.Nestlé hiện có 369 đối tác phân phối với gần 2.800 nhân viên với hơn 50% cán bộ cấp quản lý là nữ giới.
Nestlé đang là nhà thu mua cà phê lớn nhất tại Việt Nam và quan hệ thương mại với 21 nghìn nông hộ; đồng thời không chỉ tạo việc làm mà Nestlé còn cấp 230 nghìn lượt đào tạo cho nông dân Việt Nam trong lĩnh vực này.
Với mục đích tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, Nestlé đang thiết lập chiến lược vượt bão với 5 ưu tiên hàng đầu là an toàn cho nhân viên, tối ưu hóa nguồn cung, tối ưu các kênh phân phối, linh hoạt trong tương tác với người tiêu dùng, chung tay hỗ trợ Chính phủ và cộng đồng; đồng thời, tăng cường khả năng quản lý tài chính.... Từ những thành công của chính mình, lãnh đạo của Nestlé Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm. Đó là, doanh nghiệp phát triển bền vững cần thiết lập cơ cấu phù hợp, đảm bảo sự rõ ràng và ổn định khi thị trường có sự bất ổn hoặc rối loạn.Doanh nghiệp cần lấy con người là trung tâm quan trọng nhất còn những yếu tố khác thì xếp thứ hai.
Doanh nghiệp cần không ngừng tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin để có những phản ứng nhanh. Bởi tốc độ quan trọng hơn sự hoàn hảo. Cuối cùng, ông Binu Jacob nhấn mạnh: "Khủng hoảng là lúc chúng ta cần cho đi. Không phải lúc trục lợi"./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- biến đổi khí hậu
- phát triển
- tài chính
- quản lý
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
14:30' - 16/09/2020
Biến đổi khí hậu tác động đa diện tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như gián đoạn sản xuất, kinh doanh, giảm năng suất, giảm doanh thu, tăng chi phí sản xuất, đình trệ mạng lưới phân phối...
-
Kinh tế Thế giới
FAO: Đại dịch COVID-19 đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững
12:17' - 16/09/2020
FAO nhận định đại dịch toàn cầu COVID-19 thậm chí “đang khiến cho việc thực hiện các mục tiêu (phát triển bền vững) trở thành thách thức”.
-
Kinh tế Việt Nam
AIPA 41: Ngoại giao nghị viện vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững
10:51' - 08/09/2020
Sáng 8/9, Đại Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA 41) với chủ đề: “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” đã khai mạc trọng thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
13:12'
Việc hợp nhất các tỉnh, thành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc phát triển hạ tầng và tiện ích, mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo hạ tầng thương mại xanh: Việt Nam hướng tới dẫn dắt xu hướng hậu carbon
12:48'
Tại Diễn đàn Thương mại xanh 2025, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định thương mại xanh là động lực thị trường mới, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, giảm phát thải, phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
12:10'
Tổng điều tra có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân nông thôn trên phạm vi cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
34 Thuế tỉnh chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 1/7
11:17'
Sáng 1/7, Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ của Cục Thuế (Bộ Tài chính) nhằm triển khai mô hình tổ chức mới của ngành thuế từ ngày 1/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Trụ đỡ cho doanh nghiệp phát triển
11:15'
Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới
08:14'
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng để thực hiện bước đi lịch sử
08:13'
Ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố - một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chính thức được khởi động.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài sản công
21:35' - 30/06/2025
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 193/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền
21:34' - 30/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 1417/QĐ-TTg ngày 30/6/2025 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền.