Làm gì để "xanh hóa" dệt may Việt Nam?
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, phát triển bền vững đang là xu hướng được cả thế giới hướng tới trong vài thập kỷ qua.
Các tổ chức đang ngày càng ý thức về việc chịu trách nhiệm cho những tác động đến môi trường, kinh tế-xã hội do mình tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị và ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Theo ông Vũ Đức Giang, hiện doanh nghiệp phát triển bền vững xoay quanh 3 yếu tố con người, môi trường và lợi nhuận. Nếu thiếu một trong 3 nội dung này thì doanh nghiệp không thể phát triển bền vững.Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có 2 FTA thế hệ mới. Bên cạnh những cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào các nước trong nội khối FTA, doanh nghiệp cần có những cam kết rất cao về lao động và môi trường.
Những cam kết này không phải dễ thực hiện khi 80% doanh nghiệp dệt may Việt Nam là vừa và nhỏ. Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên, phụ liệu từ nước ngoài để sản xuất xuất khẩu.Vì vậy, việc nắm bắt cơ hội, giải quyết thách thức để thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ là mục tiêu của Chính phủ đối với ngành dệt may Việt Nam mà còn là mục tiêu chung của nhiều bên liên quan khác.


Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch VITAS cho hay, từ hai năm nay, VITAS đã thành lập Ủy ban Môi trường và đã tham gia mạnh vào chương trình hành động “Xanh hóa ngành dệt may” với sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan phát triển quốc tế Đức (GIZ), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Ngân hàng thế giới – chương trình nước 2030- WRG2030, Liên minh Dệt May bền vững.
Hiệp hội đã góp phần định hướng doanh nghiệp đi theo hướng sản xuất xanh, bền vững, bảo vệ môi trường và lấy đó là một tiêu chí cạnh tranh nổi bật. Đây cũng là một cách khẳng định với một số chính quyền địa phương có quan điểm cho rằng “dệt may là một ngành gây ô nhiễm”. VITAS đã kiến nghị Bộ Công Thương trong Chiến lược Phát triển ngành dệt may Việt Nam từ nay đến 2020 và 2030 có một chương riêng cho phát triển bền vững; trong có, đưa ra các mục tiêu thật cụ thể của ngành đóng góp vào 17 mục tiêu chung về phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc.VITAS quyết tâm triển khai chương trình “Xanh hóa ngành dệt may" và vì một “Thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững” trở thành khẩu hiệu hành động trong toàn ngành.
VITAS đã đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách quy hoạch các khu công nghiệp dệt may đủ lớn từ 300-500ha. Tại các khu công nghiệp xây dựng khu vực xử lý nước thải phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn mà Nhà nước đang đặt ra đáp ứng các tiêu chí về lao động, giao thông, nguồn nước, cảng, sân bay...Sự quy hoạch có tính thực tiễn cao sẽ giúp ngành quản trị được những rủi ro về nguồn nước, môi trường, lao động đồng thời tạo động lực phát triển việc sản xuất công nghiệp phụ trợ mang lại giá trị gia tăng cho ngành.
Xoay quanh làm thế nào để doanh nghiệp dệt may phát triển, đảm bảo lợi nhuận mà không ảnh hưởng môi trường, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người lao động, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, cần tập trung vào nhiều khâu từ trồng bông, kéo sợi, đến may mặc.Trong các khâu đó phải bắt đầu từ các dự án, nhà máy… và ngay từ đầu phải đầu tư sản xuất bền vững. Điều này cần các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, nhãn hàng vào cuộc.
Ông Hoàng Việt, Quản lý chương trình Phát triển bền vững WWF cho biết, hiện nay khách hàng toàn cầu đang hướng tới sự bền vững môi trường khiến nhiều nhãn hàng nổi tiếng thế giới thay đổi phương thức sản xuất.Vì vậy, nếu không thay đổi phương thức sản xuất ngay từ bây giờ doanh nghiệp sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ngành dệt may chuyển mạnh sang tạo giá trị gia tăng cao
18:41' - 13/12/2019
Chiều 13/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS).
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019, xuất khẩu dệt may ước tăng 7,55%
07:27' - 10/12/2019
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng 7,55% so với năm 2018.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm đơn hàng
17:44' - 06/12/2019
Bộ Công Thương cho biết, đến nay đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm 2018; nhiều doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng ngắn hạn theo tháng và dài nhất là theo quý.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.