Lạm phát ở Nhật Bản vẫn tăng nhẹ khi giá nhiên liệu tăng đột biến
Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số này tăng.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát ở Nhật Bản tăng nhẹ là việc giá nhiên liệu tăng mạnh.
Trong tháng 10/2021, giá xăng đã tăng tới 21,4%, mức cao nhất trong hơn 13 năm qua, còn giá dầu hỏa tăng tới 25,9% do ảnh hưởng của việc dầu thô tăng giá.
Trong khi đó, giá khí đốt cũng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2019. Nhiều người lo ngại việc giá nhiên liệu tăng cao khi mùa Đông đang tới gần sẽ tác động lớn tới người tiêu dùng Nhật Bản trong lúc nền kinh tế lớn thứ ba đang hồi phục sau một thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19.
Ông Yoshiki Shinke, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận định: “Sự tăng giá gần đây của hàng hóa đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản bởi vì, điều đó có nghĩa làm giảm lợi nhuận của công ty và tăng gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng”. Tuy nhiên, theo ông Shinke, giá cả của các mặt hàng liên quan tới năng lượng như điện và khí đốt sẽ tiếp tục tăng từ tháng 11/2021. Một nhân tố khác khiến lạm phát tăng là việc giá thuê phòng khách sạn tăng tới 59,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, theo các chuyên gia kinh tế, cước viễn thông di động giảm mạnh đã kéo lạm phát ở Nhật Bản không tăng cao như kỳ vọng. Trong tháng 10/2021, giá cước viễn thông di động giảm mạnh kỷ lục 53,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do các hãng viễn thông đưa ra các gói cước rẻ hơn sau khi Chính phủ yêu cầu giảm cước viễn thông cho người tiêu dùng. Chuyên gia Shinke dự báo CPI cơ bản của Nhật Bản sẽ tăng lên khoảng 1,4% vào mùa Xuân tới cho dù vẫn chưa rõ liệu chính phủ nước này có nối lại chương trình kích cầu du lịch "Go To Travel" hay không. Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda ước tính lạm phát ở Nhật Bản sẽ chỉ tăng lên khoảng 1% vào giữa năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương này. Việc lạm phát ở Nhật Bản tăng chậm trái ngược với những diễn biến ở châu Âu và Mỹ, nơi lạm phát tăng cao nhờ sự hồi phục của các hoạt động kinh tế-xã hội sau đại dịch. Trong bối cảnh đó, BoJ vẫn tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng./.- Từ khóa :
- lạm phát nhật bản
- nhật bản
- covid
- giá xăng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản sẽ chi gói kích thích kinh tế kỷ lục trị giá 55.700 tỷ yen
18:44' - 18/11/2021
Theo các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, nước này sẽ chi số tiền kỷ lục là 55.700 tỷ yen (488 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế nhằm hạn chế tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản có thể bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2021
12:01' - 18/11/2021
Các nhà kinh tế cho rằng kinh tế Nhật Bản có thể không đạt được mục tiêu phục hồi về lại mức trước đại dịch COVID-19 vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kêu gọi Mỹ quay lại hiệp định TPP
09:45' - 18/11/2021
Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ quay lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.