Lạm phát tại Eurozone trở lại mức dương
Giá tiêu dùng tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 1/2020 đã lần đầu tiên kể từ tháng 7/2020 tăng trở lại nhờ giá cả tăng tại Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết lạm phát tại 19 quốc gia thành viên Eurozone đã tăng 0,9% từ đầu năm 2021, mức tăng đáng kể nếu so với tỷ lệ suy giảm 0,3% trong tháng 12/2020. Theo Eurostat, tỷ lệ lạm phát lõi (tức là không tính sự lên xuống của giá năng lượng và lương thực) đạt 1,4%. Dù tính theo cách nào, tỷ lệ lạm phát tại châu Âu nói trên vẫn còn xa mới đạt mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra là gần 2%.
Ngoài Đức, hai nước Pháp và Tây Ban Nha cũng đã chứng kiến giá tiêu dùng tăng trở lại, dù các chuyên gia phân tích thận trọng rằng bối cảnh đặc biệt của đại dịch khiến lạm phát rất khó kiểm soát.
Nhằm đối phó với tình trạng sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng và đẩy giá lên, ECB đã tăng chương trình mua trái phiếu dịch khẩn cấp lên mức 1.850 tỷ euro (2.240 tỷ USD). Tháng trước, Tổng Giám đốc ECB Christine Lagarde cảnh báo rằng đại dịch sẽ đặt ra "những nguy cơ nghiêm trọng" đến nền kinh tế Eurozone và "các gói kích thích tiền tệ lớn" vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Trước đó, ngày 2/2, Eurostat công bố số liệu cho thấy nền kinh tế Eurozone suy giảm 6,8% năm 2020, ít hơn so với dự báo giảm 7,8% của Ủy ban châu Âu (EC) được đưa ra hồi tháng 11/2020. Các chỉ số ban đầu cho thấy 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro sẽ phải đối mặt với viễn cảnh một cuộc suy thoái mới sau đợt phục hồi vào mùa Hè năm ngoái bị gián đoạn bởi làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19. Điều này là do việc triển khai chiến dịch tiêm chủng ở châu Âu bị chậm trễ và các hạn chế liên quan đến dịch./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Các ngân hàng lớn ở Eurozone đứng trước rủi ro nợ xấu
06:40' - 30/01/2021
Theo ECB, các ngân hàng lớn của Eurozone đã ứng phó tốt với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 nhưng có thể đang đối mặt với những rủi ro lớn từ các khoản nợ xấu.
-
Kinh tế Thế giới
IHS Markit: Eurozone đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế mới
05:38' - 23/01/2021
Kết quả thăm dò của công ty IHS Markit công bố ngày 22/1 cho thấy tình trạng suy giảm kinh tế trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 1/2021 đã nghiêm trọng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đẩy nhanh việc nối lại du lịch cá nhân tới Triều Tiên
16:22'
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young cho biết ngay sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, Seoul sẽ thúc đẩy việc nối lại các chuyến du lịch cá nhân đến Triều Tiên vốn bị đình chỉ dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: FAA cần cải thiện quy trình kiểm tra các máy bay mới
15:11'
Ngày 24/2, Bộ Giao thông Mỹ cho rằng Cơ quan Hàng không dân dụng Mỹ (FAA) cần cải thiện quy trình kiểm tra các máy bay mới sau các vụ tai nạn xảy ra với dòng máy bay Boeing 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021
13:45'
Ngày 25/2, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ tin tưởng vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống J.Biden
12:29'
Kết quả một cuộc khảo sát của hãng Pew Research Center công bố ngày 24/2 cho biết đa số người dân Mỹ bày tỏ tin tưởng vào khả năng xử lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Australia thông qua luật yêu cầu công ty công nghệ trả phí cho nội dung tin tức
11:27'
Ngày 25/2, Quốc hội Australia đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông do chính phủ liên bang đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ 1/3
09:38'
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sỹ xác nhận các kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 hiện nay, theo đó những hoạt động có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ được nối lại trước tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao các quốc gia mới nổi đối phó cú sốc kinh tế do COVID-19 tốt hơn?
06:30'
Các quốc gia mới nổi đã được trang bị tốt để vượt qua cú sốc về kinh tế do COVID-19 gây ra và sau khi tác động của những gói kích thích giảm dần, các nước phát triển sẽ rút ra bài học từ thực tế này.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc gia châu Âu đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 của Trung Quốc
19:18' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Hungary đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu sử dụng vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Đức phê chuẩn 3 bộ xét nghiệm tại nhà
18:49' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Viện Dược phẩm và trang thiết bị y tế liên bang Đức, cơ quan quản lý hoạt động mua bán và sử dụng dược phẩm của Đức, đã phê chuẩn 3 bộ xét nghiệm virus COVID-19 sử dụng tại nhà.