Làm sao để thu hút các nhà đầu tư, sản xuất chip bán dẫn vào Việt Nam?
Ngày 19/10, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam", với sự tham dự của lãnh đạo các bộ ngành, 40 cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam và một số chuyên gia trong ngành công nghiệp chip bán dẫn.
Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện các trường Đại học, doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thảo luận, trao đổi về thực trạng, định hướng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp chip bán dẫn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng, hội thảo là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời sự về sự sẵn sàng của các đại học Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chiến lược đào tạo 50.000 chuyên gia, kỹ sư thiết kế chip điện tử trong bối cảnh quốc tế hiện nay.Đây cũng là dịp để các đại học chia sẻ định hướng, tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về chip bán dẫn; thể hiện sự quyết tâm hợp tác, tiên phong đi đầu, cùng hành động, chia sẻ nguồn lực để nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, góp phần phát triển ngành công nghiệp chiến lược đầy tiềm năng của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển, sản xuất sang Việt Nam.
Đặc biệt, gần đây, những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới…, đã được mở rộng.
Nhưng thực tế việc triển khai đang đứng trước thách thức lớn do sự thiếu hụt số lượng, chất lượng nguồn nhân lực. Nguyên nhân chủ yếu do ở quy luật khách quan trong quan hệ cung - cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, công nghiệp bán dẫn, vi mạch là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ, chất lượng cao. Mặc dù ngành không phải là ngành đào tạo tạo hoàn toàn mới nhưng số sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay còn rất thấp; đây chính là điểm nghẽn lớn.Bên cạnh sự định hướng rõ nét, nguồn lực hỗ trợ tương xứng và công cụ điều phối hiệu quả của Nhà nước, rất cần sự chủ động vào cuộc của các cơ sở giáo dục Đại học; kết hợp cùng các tập đoàn doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước; từ đó thu hút đầu tư, phát triển thị trường lao động, tạo vòng hồi tiếp nhằm thu hút người học, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Kế hoạch hành động toàn ngành thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chủ yếu. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay có khoảng 35 cơ sở giáo dục Đại học có khả năng tham gia, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít. Đưa ra định hướng phát triển đào tạo công nghiệp bán dẫn, vi mạch, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định, trước tiên phải tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học cả về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ, chương trình đào tạo, công cụ phần mềm…; có những giải pháp để thu hút sinh viên đang học các ngành phù hợp, ngành gần; thu hút nhiều hơn nữa những học sinh phổ thông đăng ký vào học những ngành, chuyên ngành này; xây dựng những hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học, giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực, với các địa phương nơi các doanh nghiệp đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư, nhằm chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực…"Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không thể chỉ là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục Đại học hay của các bộ ngành để thành công, cần có sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp, của địa phương, của các trường phổ thông và của toàn xã hội", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Dịp này, 5 cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng ký kết biên bản hợp tác liên minh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thống nhất kế hoạch hành động cùng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam để sẵn sàng đảm bảo, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.Biên bản cũng nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp bán dẫn trong chuỗi giá trị chip bán dẫn toàn cầu từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2045; thống nhất đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để phát triển số lượng người học, tạo dựng đội ngũ chuyên gia về bán dẫn trong các cơ sở giáo dục đại học.
Theo báo cáo của Đại học Đà Nẵng, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử, bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện, có khoảng 5.000 người thiết kế vi mạch đến từ các trường Đại học kỹ thuật; nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới khoảng 3.000 người/năm, trong đó sinh viên tốt nghiệp sau đại học chiếm ít nhất 30% (bao gồm cả kỹ sư bậc 7, thạc sỹ, tiến sỹ).Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này trong 5 năm tới khoảng 20.000 người; 10 năm tới khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.../.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Ngành bán dẫn - vi mạch của Việt Nam 10 năm tới cần 50.000 người từ trình độ đại học
16:56' - 17/10/2023
Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn - vi mạch của Việt Nam trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người từ đại học trở lên.
-
Công nghệ
Xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc cao nhất từ đầu năm đến nay
09:10' - 17/10/2023
Xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Hàn Quốc đã giảm 13% trong tháng 9/2023, kéo dài giai đoạn sụt giảm tới 15 tháng, dữ liệu của chính phủ vừa công bố cho thấy.
-
Công nghệ
Sản lượng công nghiệp Hàn Quốc cải thiện nhờ lĩnh vực bán dẫn tăng
09:06' - 16/10/2023
Số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc vừa công bố cho thấy, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 8/2023 tăng 2,2% so với tháng tháng trước do sản lượng bán dẫn tăng 13,4%.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua công nghệ bán dẫn toàn cầu đang nóng lên
05:30' - 16/10/2023
Các quốc gia đang nỗ lực tăng hỗ trợ cho ngành công nghệ cao thông qua trợ cấp của chính phủ và ưu đãi về thuế, với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Intel có khả năng bị cắt giảm trợ cấp
17:56' - 25/11/2024
Chính phủ Mỹ dự kiến giảm khoản trợ cấp theo đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 8,5 tỷ USD cho Intel, sau khi công ty trì hoãn các kế hoạch đầu tư và gặp khó khăn trong kinh doanh.
-
Công nghệ
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
11:04' - 25/11/2024
Thái Nguyên có nhiều tiềm lực để phát triển nhanh và mạnh hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-
Công nghệ
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chuyển đổi số
07:15' - 25/11/2024
Thời gian qua, chuyển đổi số tại tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả: Các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp.
-
Công nghệ
Công nghệ hạn chế khách chen lấn khi đi máy bay
22:38' - 24/11/2024
Hãng hàng không American Airlines (Mỹ) dự kiến sẽ áp dụng công nghệ mới tại hơn 100 sân bay trên toàn quốc để hạn chế tình trạng hành khách chen lấn khi lên máy bay.
-
Công nghệ
Hải Phòng ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực trọng yếu
17:25' - 24/11/2024
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ số sẵn sàng đồng hành cùng Hải Phòng cho những bước chuyển đổi tiếp theo về "số" và "xanh".
-
Công nghệ
Đêm vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024: Nơi truyền cảm hứng cho tương lai
13:25' - 24/11/2024
Khép lại một năm thăng hoa của những câu chuyện sáng tạo nội dung, 15 gương mặt xuất sắc nhất từ 12 hạng mục trao giải đã được xướng tên tại Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024 tối 23/11.
-
Công nghệ
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
11:52' - 24/11/2024
Chuyển đổi số góp phần quan trọng thúc đẩy quản trị đất nước tốt hơn và cung ứng dịch vụ công hiệu quả với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.
-
Công nghệ
THACO đào tạo trí tuệ nhân tạo AI cho lãnh đạo và phụ trách
10:54' - 24/11/2024
Mới đây, tại Văn phòng Tổng quản, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) tổ chức đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) cho 45 nhân sự là Lãnh đạo và phụ trách các Ban Nghiệp vụ quản trị Cơ bản THACO.
-
Công nghệ
Meta bổ sung nhiều tính năng mới cho ứng dụng Messenger
08:59' - 24/11/2024
Với những tính năng mới của Messenger, người dùng sẽ có những trải nghiệm mới đầy thú vị.