Ngành bán dẫn - vi mạch của Việt Nam 10 năm tới cần 50.000 người từ trình độ đại học
Ngày 17/10, chia sẻ về sự chuẩn bị cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành chip bán dẫn tại Việt Nam, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Hiện tại, số nhân lực thiết kế vi mạch có khoảng 5.000 người.
Theo giới chuyên ngành (đến từ các trường đại học kỹ thuật), nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới khoảng 3.000 người/năm, trong đó số tốt nghiệp sau đại học chiếm ít nhất 30% (bao gồm cả kỹ sư bậc 7, thạc sĩ, tiến sĩ).
Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự kiến, sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu yêu cầu nhân lực thiết kế vi mạch, hy vọng sẽ có đầu tư vào công nghiệp sản xuất. Bà Nguyễn Thu Thuỷ chia sẻ: Trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách, truyền thông khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM (Khoa học- Kỹ thuật - Năng lượng - Toán học). Trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, ngành phục vụ nhân lực Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - AI, Bigdata…Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là: Máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), Công nghệ kỹ thuật (10,6%).
Các trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn – vi mạch. Cụ thể, nhân lực về nghiên cứu, phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn có các ngành đào tạo về hóa học, vật lý, vật liệu…; nhân lực về thiết kế, sản xuất vi mạch có các ngành đào tạo phù hợp nhất là kỹ thuật điện tử, điện tử-viễn thông. Các ngành gần bao gồm kỹ thuật điện, điều khiển và tự động hóa, cơ điện tử… Việc đào tạo có thể tuyển mới từ đầu hoặc sinh viên học các ngành gần có thể chuyển đổi để học chuyên sâu trong 1-2 năm cuối. Kỹ sư đã tốt nghiệp các ngành gần có thể học bổ sung các khóa đào tạo từ vài tháng tới 1-2 năm để đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực bán dẫn – vi mạch. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng sinh viên đại học tuyển mới và tốt nghiệp các nhóm ngành phù hợp (cần điều chỉnh chương trình đào tạo để bổ sung chuyên ngành sâu từ 1-2 học kỳ), ngành gần (cần học chuyển đổi, bổ sung từ 2-3 học kỳ) như sau: Các ngành phù hợp (điện tử-viễn thông, vi điện tử…) tuyển mới khoảng 6.000 và tốt nghiệp khoảng 5.000/ năm (gia tăng trung bình 7%/năm). Các ngành gần (điện, cơ điện tử, tự động hóa, kỹ thuật máy tính…) tuyển mới khoảng 15.000 và tốt nghiệp khoảng 13.000/năm (gia tăng trung bình 10%/năm). Như vậy, nếu 30% sinh viên các ngành phù hợp và 10% các ngành gần theo học các chuyên ngành vi mạch bán dẫn thì số lượng 3.000 người tốt nghiệp/năm là khả thi. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thu Thuỷ, do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn – vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng nên thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp. Vì vậy, cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt từ phía Nhà nước. Từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 3 nhóm chính sách được đề xuất. Cụ thể, nhóm chính sách hỗ trợ, khuyến khích người học để nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào (bao gồm cả tuyển sinh học theo các chương trình đào tạo chuyên sâu, chương trình đào tạo chuyển đổi). Đó là chính sách học bổng, miễn giảm học phí, tín dụng ưu đãi… nhất là để thu hút ít nhất 1.000 học viên theo học sau đại học (hiện nay tỉ lệ học sau đại học các ngành này chỉ khoảng 4%).Nhóm chính sách hỗ trợ, đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu, trước hết là năng lực đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm, công cụ phần mềm thực hành, thí nghiệm và mô phỏng. Nhóm chính sách khuyến khích, thúc đẩy hợp tác đại học – viện nghiên cứu - doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nhất là với các trường đại học, doanh nghiệp đối tác (có tiềm năng đầu tư tại Việt Nam).
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng vào cuối năm nay 2 đề án quan trọng. Đó là Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao, trong đó đề xuất các chính sách hỗ trợ khuyến khích chung cho phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung, có lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch.Tiếp đó là Đề án xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách và dự án đầu tư để chuẩn bị hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao, gắn với đào tạo sau đại học ở các lĩnh vực công nghệ cao.
Hiện Bộ đang xây dựng Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023. Trong kế hoạch có đề cập việc chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học hợp tác thành một liên minh, chia sẻ, sử dụng chung các nguồn lực, năng lực trong đào tạo và nghiên cứu./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc cao nhất từ đầu năm đến nay
09:10' - 17/10/2023
Xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Hàn Quốc đã giảm 13% trong tháng 9/2023, kéo dài giai đoạn sụt giảm tới 15 tháng, dữ liệu của chính phủ vừa công bố cho thấy.
-
Công nghệ
Sản lượng công nghiệp Hàn Quốc cải thiện nhờ lĩnh vực bán dẫn tăng
09:06' - 16/10/2023
Số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc vừa công bố cho thấy, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 8/2023 tăng 2,2% so với tháng tháng trước do sản lượng bán dẫn tăng 13,4%.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua công nghệ bán dẫn toàn cầu đang nóng lên
05:30' - 16/10/2023
Các quốc gia đang nỗ lực tăng hỗ trợ cho ngành công nghệ cao thông qua trợ cấp của chính phủ và ưu đãi về thuế, với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu.
-
Công nghệ
Đà Nẵng ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế sản xuất vi mạch bán dẫn
12:58' - 10/10/2023
Ngày 10/10, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra tại thành phố Đà Nẵng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30'
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30'
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.
-
Công nghệ
Phụ nữ dân tộc thiểu số thích ứng với công nghệ số
13:30' - 30/06/2025
Việc người dân tộc thiểu số tiếp cận với điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội không chỉ là một thay đổi công nghệ đơn thuần, mà là sự khởi đầu cho nhiều chuyển biến xã hội sâu sắc.
-
Công nghệ
Vĩnh Long nâng cao kỹ năng về ứng dụng AI và công vụ số cho cán bộ, công chức
08:00' - 30/06/2025
Ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn Bình dân học vụ số với chủ đề “Ứng dụng AI dành cho cán bộ, công chức và viên chức tỉnh Vĩnh Long” năm 2025.
-
Công nghệ
CT Group ra mắt bản thiết kế chip IoT của kỹ sư Việt
20:41' - 29/06/2025
Chiều 29/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn CT Group tổ chức ra mắt thiết kế chip IoT của người Việt, do các kỹ sư của Tập đoàn thiết kế toàn diện với công nghệ thiết kế chip bán dẫn CMOS và III/V Semi.
-
Công nghệ
Ngành hàng không rơi vào tầm ngắm của nhóm tin tặc nguy hiểm
16:23' - 29/06/2025
Hai “gã khổng lồ” công nghệ Google và Palo Alto Networks đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc nhóm tin tặc có tên Scattered Spider đang chuyển hướng quan tâm sang ngành hàng không.
-
Công nghệ
Long An phấn đấu cơ bản hoàn thành chuyển đối số toàn diện vào năm 2030
14:00' - 29/06/2025
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An Nguyễn Minh Hải cho biết, hiện nay tỉnh là một địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng chính quyền số.