Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine tháng 2/2022, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế và gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo lực ở một số nước đang phát triển.
Tháng trước, Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng rút lại quyết định "giải cứu" thế giới bằng lương thực của mình.
Ấn Độ vốn chỉ xuất khẩu một lượng bột mì rất hạn chế, dành hầu hết sản lượng phục vụ nhu cầu của 1,4 tỷ dân trong nước.
Ngày 12/5, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo chuẩn bị cử phái đoàn đến 9 quốc gia để xuất khẩu một lượng kỷ lục 10 triệu tấn bột mỳ trong tài khóa hiện nay, tăng mạnh so với mùa vụ trước.
Nhưng tình hình đã nhanh chóng thay đổi. Trước tiên là số liệu giảm sản lượng lúa mỷ đầu tháng 5 do đợt nắng nóng bất thường ảnh hưởng đến mùa màng.
Sau đó là dữ liệu ngày 12/5 cho thấy lạm phát ở nước này đã lên tới gần mức cao nhất trong 8 năm do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao vì xung đột tại Ukraine.
Lo ngại nguy cơ lạm phát tăng – vấn đề từng làm lung lay chính phủ tiền nhiệm của đảng Quốc đại năm 2014, Văn phòng Thủ tướng Modi ngày 13/5 đã chỉ đạo Bộ Thương mại lập tức “hãm phanh” xuất khẩu lúa mỳ.
Một nguồn tin cho biết chính dữ liệu về lạm phát nói trên đã khiến chính phủ đưa ra mệnh lệnh ngay trong đêm nhằm cấm xuất khẩu lúa mỳ.
Từ Delhi đến Kuala Lumpur, Buenos Aires đến Belgrade, các chính phủ liên tiếp áp đặt các biện pháp hạn chế, vào đúng lúc nền kinh tế đang bị ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19 cộng thêm nhiều nhân tố như thời tiết cực đoan và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, làm gia tăng nạn đói trên khắp thế giới đến mức chưa từng thấy.Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP) hồi tháng 4 cho rằng số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trong đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2019, lên 276 triệu người tại 81 quốc gia, trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. WFP dự báo căng thẳng Nga – Ukraine, hai nước sản xuất nông nghiệp lớn của thế giới, sẽ làm gia tăng con số trên thêm ít nhất 33 triệu, hầu hết ở vùng nam sa mạc Sahara châu Phi.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nước thành viên có thể áp đặt cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực hoặc các sản phẩm khác nếu nước mình trong tình trạng “khan hiếm nghiêm trọng” loại sản phẩm đó. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal tháng trước cho biết ông đã tiếp xúc với các quan chức WTO và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải thích rằng Ấn Độ cần ưu tiên an ninh lương thực của mình, ổn định giá cả trong nước.
Nhưng chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) Michele Ruta phân tích các hạn chế xuất khẩu đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn đà tăng giá lương thực toàn cầu, gây hiệu ứng domino: cuộc khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn khi các nước khác có bước đi tương tự.
Nhiều chuyên gia kinh tế khác nhận định cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay đang nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008, vốn xuất phát từ các nguyên nhân như hạn hán, dân số tăng, tiêu dùng lúa mỳ tăng ở các nước đang phát triển và việc tăng sử dụng lương thực làm nhiên liệu. Lần này sẽ khó tìm được nguồn cung thay thế. Nga và Ukraine đóng góp khoảng 28% lượng lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu, 15% lượng ngô và 75% lượng dầu hướng dương trong mùa vụ năm 2020/21.
Trong khi đó, hạn hán ở Mỹ dự kiến có thể làm giảm sản lượng lúa mỳ vụ Đông, và những trận mưa đá, gió mạnh và mưa lớn trong tháng này sẽ làm giảm sản lượng lúa mỳ ở Pháp. Khí hậu khô ở Argentina – nước xuất khẩu lúa mỳ đứng thứ 6 thế giới – cũng làm giảm dự báo sản lượng trong mùa vụ 2022/23.
Giáo sư về phát triển thương mại và kinh tế quốc tế tại Đại học St. Gallen , ông Simon Evenett cho biết: “Tình hình hiện nay dù nhìn từ góc độ nào cũng có nhiều vấn đề hơn cuộc khủng hoảng năm 2008. Khoảng 6 - 9 tháng tới sẽ rất căng thẳng”./.
- Từ khóa :
- lương thực
- giá lương thực
- xuất khẩu lương thực
Tin liên quan
-
Tài chính
Canada dự kiến tài trợ bổ sung 193 triệu USD cho Chương trình Lương thực Thế giới
10:37' - 26/06/2022
Canada cam kết trở thành đối tác toàn cầu đáng tin cậy trong việc giải quyết nạn đói, chống biến đổi khí hậu và hợp tác để tìm kiếm những giải pháp giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ viện trợ hàng chục tỷ yen để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
10:05' - 24/06/2022
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của thế giới nên xung đột ở nước này đang gây ra những tác động lớn tới an ninh lương thực toàn cầu do có hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26'
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45'
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57'
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46' - 26/07/2025
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.