Làn sóng lạm phát tại Mỹ gợi nhắc kịch bản trong thập niên 1970?
Vì vậy, việc nghiên cứu chu kỳ lạm phát giai đoạn những năm 1970, khi nền kinh tế Mỹ thậm chí còn trải qua ba làn sóng lạm phát lớn, sẽ mang lại những kinh nghiệm cần thiết hỗ trợ nền kinh tế thế giới có thể dễ dàng vượt qua những thách thức.
Có những lý do để tin rằng lạm phát hiện nay ở Mỹ khá tương đồng với giai đoạn những năm 1970. Thứ nhất, lạm phát cơ bản - không bao gồm giá các mặt hàng thực phẩm và năng lượng dễ biến động, phản ánh tốt hơn áp lực nhu cầu cơ bản trong một nền kinh tế nhất định - hiện đang ở gần mức 5%, con số này cao hơn đáng kể so với mục tiêu lạm phát 2% mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hướng tới.Thứ hai, giá của hầu hết các loại hàng hóa đều tăng khá mạnh kể từ đầu năm nay. Ví dụ, giá dầu và đồng đã tăng hơn 10%. Diễn biến trên thị trường hàng hóa chắc chắn sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát trong những tháng tới, nhất là từ phía cung của nền kinh tế.Thứ ba, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ, vốn được xem là chỉ số đánh giá động lực hiện tại của nền kinh tế và triển vọng tăng trưởng trong những tháng tới, hiện có mức trung bình trên mốc 50 điểm. Điều này cho thấy rõ lạm phát tại Mỹ vẫn có xu hướng tăng nhẹ.Thứ tư, chính phủ Mỹ đang phải chịu mức thâm hụt ngân sách khổng lồ, đang dao động quanh mức chưa từng có là 6,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ công cao làm tăng áp lực đáng kể đến nỗ lực kiềm chế lạm phát.Thứ năm, quá trình phi toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra, những nỗ lực rút ngắn chuỗi cung ứng, khách hàng và việc chuyển giao năng lực công nghiệp từ châu Âu sang Mỹ cũng có tác động rất mạnh đối với nền kinh tế Mỹ.
Và cuối cùng, thứ sáu, lạm phát “triển vọng” ở nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng tăng khá mạnh trong những tháng gần đây, tỷ lệ lạm phát trung bình trong 5 năm tới hiện được dự kiến cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% của Fed. Do đó, lạm phát “triển vọng” trong nền kinh tế Mỹ chắc chắn không “đồng hành” với mục tiêu lạm phát của chính phủ Mỹ.
Các thị trường tài chính vẫn đang được định giá theo các kịch bản dự đoán rằng Fed sẽ giảm từ một đến hai lần lãi suất cơ bản xuống 1/4 điểm phần trăm vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, xu hướng lạm phát và đặc biệt là lạm phát “triển vọng” hiện nay rất bất lợi, nên khó có khả năng Fed giảm lãi suất cơ bản trong năm nay. Gần đây cựu Bộ trưởng tài chính Larry Summers thậm chí còn có những suy đoán rằng động thái tiếp theo của Fed có thể sẽ là tăng lãi suất cơ bản.Bất kể kịch bản nào xảy ra, quỹ đạo lạm phát hiện tại của nền kinh tế Mỹ đang rất đáng lo ngại. Nhiều khả năng lạm phát những năm 70 của thế kỷ trước, ít nhất về mặt lý thuyết, có thể được lặp lại hoặc tương đồng ở một mức độ nhất định nào đó. Và điều này cũng có tác động bất lợi đến triển vọng đầu tư đối với các loại cổ phiếu Mỹ vẫn được định giá quá cao, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, cũng như trái phiếu chính phủ Mỹ, cụ thể là những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn.Trong hai tuần qua, thị trường chứng khoán và trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm đáng kể. Chỉ số chứng khoán cơ bản S&P 500 đã giảm 5% so với mức cao lịch sử vào ngày 28/ 3 và chỉ số chứng khoán của các công ty lớn nhất của Mỹ, được gọi là "Magnificent 7", vào hôm 11/4, đã giảm 8% so với mức kỷ lục của 28/3. Đối với trái phiếu chính phủ Mỹ, còn gọi là trái phiếu kho bạc Mỹ, chỉ số trái phiếu của Bloomberg đã giảm 3% kể từ đầu năm nay. Đây là mức giảm tương đối mạnh so với tiêu chuẩn của một tài sản tài chính phi rủi ro quan trọng.Tuy nhiên, Magnificent 7 của Mỹ vẫn là một nhóm cổ phiếu cực kỳ đắt giá. Các cổ phiếu trong nhóm này hiện vẫn được giao dịch trung bình với mức tăng rất cao gấp 37 lần thu nhập hàng năm. Điều này gợi nhớ đến bong bóng cổ phiếu công nghệ Mỹ vào năm 2000. Những cổ phiếu này vẫn cần khá nhiều thời gian để có thể đi xuống.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Mỹ làm khó ngành bán dẫn Hàn Quốc
14:16' - 10/05/2024
Tốc độ sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhỏ hơn 10 nanomet ở Hàn Quốc dự kiến giảm xuống dưới 10% vào năm 2032 do các công ty lớn chọn thành lập các nhà máy mới nhất tại Mỹ thay vì Hàn Quốc.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng lớn của Mỹ đối mặt với rủi ro tài chính từ biến đổi khí hậu
13:39' - 10/05/2024
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết các “gã khổng lồ” ngành ngân hàng Mỹ báo cáo gặp phải những thách thức “đáng kể” khi ước tính rủi ro tài chính từ biến đổi khí hậu do thiếu các dữ liệu tốt.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đảm bảo an toàn hàng không toàn diện
12:38' - 10/05/2024
Dự luật hàng không toàn diện đã được thông qua nhằm tăng cường năng lực hoạt động kiểm soát không lưu, tăng kinh phí ngăn chặn sự cố đường băng và hoàn tiền cho hành khách bị hủy chuyến bay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đà tăng của tín dụng tư nhân không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính Mỹ
10:23' - 10/05/2024
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Chủ tịch Ủy ban ổn định tài chính của Fed Lisa D. Cook cho rằng, đà tăng của tín dụng tư nhân không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính.
-
Hàng hoá
Mỹ hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2024
08:10' - 10/05/2024
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2024 sẽ tăng chậm hơn dự báo trước đó, trong khi sản lượng khai thác lại tăng nhanh giúp thị trường cân bằng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30'
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30'
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
"Gió đổi chiều" trong ngành vận tải biển toàn cầu
06:30' - 05/05/2025
Theo ông Sanne Manders từ công ty giao nhận vận tải trực tuyến Flexport, nếu 7,5% khối lượng vận chuyển trên Thái Bình Dương bị hủy bỏ thì sẽ gây ra cú sốc lớn đối với các công ty vận tải biển.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao OPEC+ tăng nguồn cung dù giá dầu giảm?
05:30' - 05/05/2025
Trong một tuyên bố, OPEC+ cho biết thị trường đang "khỏe mạnh" và lưu ý rằng tồn kho dầu vẫn ở mức thấp.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành dược phẩm?
19:13' - 02/05/2025
Nếu Mỹ áp thuế đối với thuốc nhập khẩu, chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi giá trị dược phẩm sẽ như thế nào?
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài cuối: Nỗ lực đa dạng hóa thương mại toàn cầu
06:30' - 30/04/2025
Trong bối cảnh bất ổn, các quốc gia gấp rút đa dạng hóa quan hệ thương mại để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Từ Đông Nam Á đến châu Âu, nỗ lực này tăng tốc sau thông báo thuế quan ngày 2/4 của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài 1: Vai trò của nước Mỹ
05:30' - 30/04/2025
Bài bình luận trên tờ Financial Times nhận định Mỹ không còn giữ vai trò chi phối trong thương mại toàn cầu như trước đây.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.