Lao động di cư - nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn ở Đông Nam Á
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya nói rằng Chính phủ giờ đây phải tăng cường các biện pháp sàng lọc sau khi có những lời kêu gọi về việc thành lập Quỹ ứng phó với dịch COVID-19 của ASEAN tại một hội nghị trực tuyến của khối này hồi tuần trước.
Theo ông Kasit, Thái Lan phải nói đi đôi với làm. Vì Thủ tướng Thái Lan đã đưa ra ý tưởng đó tại hội nghị, ông nên cung cấp tiền vốn để bắt đầu các dự án. ASEAN có thể (sử dụng tiền đó) để sàng lọc sức khỏe của các lao động di cư tại những điểm kiểm soát.
ASEAN cũng có thể tiến hành các cuộc tuần tra chung dọc những khu vực biên giới để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Hội nghị mà ông Kasit đề cập tới là Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 trực tuyến được tổ chức hôm 14/4 mà tại đó các thành viên của ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý trên nguyên tắc thành lập một quỹ chung để chống dịch bệnh.
Ông Kasit nói rằng Chính phủ nên làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ở Bangkok để cải thiện các cơ sở dữ liệu và đưa ra những biện pháp dành cho lao động di cơ ở Thái Lan và nước ngoài. Các nước xuất xứ và nước đến của lao động di cư nên có những biện pháp phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền.
Trong khi đó, ông Suthad Setboonsarng, người hiện là thành viên của Ban giám đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) và từng là Phó Tổng thư ký Ban Thư ký ASEAN, nói rằng ASEAN nên cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc lương thực cho lao động nước ngoài khi dịch COVID-19 nằm trong vòng kiểm soát.
Theo ông Suthad, điều có thể hiểu được là Thái Lan hiện đang tập trung cứu trợ vào các công dân của nước này trong khi diễn ra dịch COVID-19, nhưng có một lượng lớn lao động di cư ở Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Chính phủ nên có những biện pháp phòng ngừa, nếu không khi các nước mở lại biên giới cho người di cư thì điều đó sẽ mang lại nguy cơ có nhiều lây nhiễm hơn.
Ông Suthad cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể phải có trách nhiệm chung trong việc thành lập các hệ thống để giúp lao động di cư khi mà giờ đây cuộc khủng hoảng COVID-19 đã chứng tỏ rằng an ninh con người là cơ sở cho nền kinh tế về lâu dài.
Thế giới hậu COVID-19 sẽ chứng kiến một đợt suy thoái và ASEAN nên soạn thảo một lộ trình để tái tạo năng lượng cho hoạt động kinh tế.
Theo ông Suthad, “các thành viên ASEAN có thể sẽ phải ngồi xuống và thảo luận về quá trình hành động nào mà từng ngành sẽ phải áp dụng để tiến lên”.
Đối với Thái Lan, nước này nên rút ra sức mạnh từ các ngành kinh doanh du lịch và dịch vụ và sau đó hiệu chỉnh. Khu vực tư nhân nên đưa ra những đề xuất cho Chính phủ và xem Chính phủ có thể làm việc với những người khác như thế nào.
Ông Suthad cảnh báo rằng rất nhiều nước sẽ có nguy cơ bị mất an ninh lương thực sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Đây một tác động thứ cấp của dịch COVID-19. Do suy giảm kinh tế, sẽ có một lượng lớn những người nghèo khổ phải chịu đói và suy dinh dưỡng.
Theo kế hoạch ứng phó mà các thành viên ASEAN đồng ý trên nguyên tắc, một số khoản tiền sẽ được sử dụng để mua hàng y tế và những khoản ngân sách dành cho các hoạt động văn hóa sẽ được tái phân bổ cho Quỹ COVID-19.
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á đã cảnh báo về tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế khu vực trong thông báo chính sách mới được đăng tải. Viện này đưa ra lời khuyên rằng ASEAN nên tăng cường kết nối và mở cửa thương mại và đầu tư.
Cơ quan này cũng nói ASEAN nên áp dụng những tập quán công nghệ mới, như làm việc tại nhà và mua sắm trực tuyến, để giảm tiêu thụ năng lượng cho một tương lai carbon thấp./.
- Từ khóa :
- covid 19
- lao động di cư
- đông nam á
- asean
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mỹ cho phép các nhà máy chế biến thịt tiếp tục hoạt động bất chấp lo ngại về dịch COVID-19
09:43' - 29/04/2020
Mỹ cho phép các nhà máy chế biến thịt vẫn tiếp tục hoạt động nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho nước này, bất chấp lo ngại về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới COVID-19
09:09' - 29/04/2020
Theo NHC, các ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 28/4 gồm 21 ca là xuất phát từ nước ngoài và 1 ca lây nhiễm ở tỉnh Quảng Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Đại dịch COVID-19 có thể làm GDP của Trung Mỹ giảm 4% trong năm nay
08:56' - 29/04/2020
Ngày 28/4, Viện Nghiên cứu Tài chính Trung Mỹ (Icefi) đưa ra cảnh báo khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này giảm 4% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
FAO cảnh báo dịch COVID-19 làm gia tăng đói nghèo ở Mỹ Latinh và Caribe
08:53' - 29/04/2020
Ngày 28/4, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ làm gia tăng tình trạng đói nghèo tại các nước Mỹ Latinh và Caribe.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc xét nghiệm COVID-19 đối với hành khách hàng không
08:31' - 29/04/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/4 cho biết nước này đang cân nhắc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến từ những điểm nóng của đại dịch COVID-19 hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thay đổi chiến lược xét nghiệm COVID-19 đại trà
08:15' - 29/04/2020
Chính phủ liên bang Đức đã cân nhắc về việc thay đổi chiến lược theo hướng kiểm tra hàng loạt đối với những người không có triệu chứng bệnh và sẽ xét nghiệm đại trà với khoảng 4,5 triệu người/tuần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh Suez ghi nhận doanh thu kỷ lục sau 2 lần tăng phí
18:15' - 04/07/2022
Người đứng đầu SCA Osama Rabie nêu rõ trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022 (tài khóa của Ai Cập), khoảng 1,32 tỷ tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua kênh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ thành liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu
15:16' - 04/07/2022
Ngày 4/7, tại thủ đô Seoul, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã thảo luận với Thượng nghị sĩ Mỹ Rick Scott (R-FL) về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực và liên minh song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ tiến hành đối thoại về an ninh kinh tế
14:32' - 04/07/2022
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức phiên đầu tiên của cuộc Đối thoại an ninh kinh tế vừa mới được khởi động tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng Đầu tư châu Âu đề xuất huy động 100 tỷ euro để hỗ trợ Ukraine
14:31' - 04/07/2022
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) của Liên minh châu Âu (EU) đề xuất một cơ cấu tài trợ trước đó được sử dụng trong đại dịch để hỗ trợ Ukraine tái thiết với số tiền đầu tư 100 tỷ euro (104,3 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
EU muốn lập cơ quan mới để thực thi các biện pháp trừng phạt Nga
10:48' - 04/07/2022
Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận việc thiết lập một cơ quan mới nhằm cân đối việc thực thi các biện pháp trừng phạt Nga của tất cả các quốc gia thành viên.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đẩy mạnh số hóa ngành hàng tiêu dùng
06:02' - 04/07/2022
Ngày 3/7, giới chức Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch hành động nhằm tạo thuận lợi cho việc số hóa ngành hàng tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Italy lạc quan về năng lực dự trữ khí đốt cho mùa Đông
21:41' - 03/07/2022
Bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Italy Roberto Cingolani cho biết, với các bước chuẩn bị được triển khai hiện nay, Italy sẽ chịu ít tác động hơn các nước châu Âu khác.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ "đổi gió" mùa du lịch Hè
14:21' - 03/07/2022
Cuộc khảo sát mới do AHLA thực hiện cho thấy, giá xăng và lạm phát ảnh hưởng đến quyết định du lịch mùa Hè của người dân Mỹ nhiều hơn là những lo ngại về đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến đón hơn 9 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm nay
14:02' - 03/07/2022
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã bày tỏ lạc quan về triển vọng hồi phục ngành du lịch của “Xứ sở chùa Vàng” sau khi nhận được thông tin dự báo có thể thu hút hơn 9 triệu lượt du khách quốc tế.