"Lấy công làm lỗ"
Bà con vùng nhãn những tưởng theo quy luật "mất mùa, được giá", năm nay nhãn sẽ có giá cao để lấy giá trị bù sản lượng. Hơn nữa, năm nay tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ nhãn với quy mô khá tầm cỡ, nhãn sẽ có cơ hội bán tốt. Nhưng niềm hy vọng này của bà con như cơn gió thoảng bởi nhãn đã ít quả, lại khó tiêu thụ và giá cũng không cao. Cán bộ ngành chuyên môn thì cho rằng nói nhãn mất mùa, giá thấp là "đi ngược chính sách chung"...
Theo các hộ trồng nhãn Hưng Yên, các năm trước trung bình nhãn ngon có giá từ 35 - 60 nghìn đồng/kg, nhãn đại trà từ 15 - 30 nghìn đồng/kg; nhãn làm long từ 10 - 12 nghìn đồng/kg. Đầu vụ này, nhãn trà sớm vẫn may mắn giữ giá như trước. Tuy nhiên, khi vào thời điểm chính vụ, giá nhãn tụt giảm mà vẫn khó bán. Theo đó, nhãn ngon giá từ 20 - 35 nghìn đồng/kg; nhãn đại trà chỉ 12 - 18 nghìn đồng/kg; nhãn làm long chỉ còn từ 7 - 9 nghìn đồng/kg, thậm chí ở các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ chỉ ở mức 3 - 5 nghìn đồng/kg mà vẫn khó bán. Nhiều nơi, giá nhãn từ 20 nghìn đồng/kg chỉ còn dưới 10 nghìn đồng/kg, bà con phải đưa vào lò sấy long. Hàng loạt lò sấy được mở thêm hoạt động hết công suất, ngày đêm đỏ lửa, nhà nhà tất bật bóc nhãn xoáy long vẫn không xuể. Ông Nguyễn Văn Phi ở xã Tiền Phong, huyện Ân Thi cho biết, năm nay giá nhãn giảm một nửa, nhãn ngon của gia đình năm trước bán khoảng 40 - 50 nghìn đồng/kg, năm nay chỉ còn 20 nghìn đồng/kg. Còn với nhãn đại trà các năm trước đây bán hơn 20 nghìn đồng/kg, năm nay khó bán, đành phải giải quyết tình thế đưa vào lò sấy long nhãn.Tương tự, ông Lương Thế T. ở xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ rầu rĩ than, vườn nhãn của gia đình có 2 tấn, phần nhiều là giống T6, nếu các năm trước bán hơn 20 nghìn đồng/kg thì năm nay chỉ bán cho lò sấy long nhãn, giá chỉ 9 nghìn đồng/kg, thu bù chi và coi như không có lãi. Ông T. cho biết, như vậy cũng là may mắn hơn các hộ khác, nhiều nhà bán rẻ hơn mà vẫn khó khăn.
Theo ông Phạm Xuân Khởi, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên, năm nay nhãn dù to hay nhỏ, đẹp hay không đẹp và dù ngon thế nào thì bà con Hoàng Hanh cũng đưa tất vào lò sấy long và coi như "lấy công làm lỗ".Theo tính toán, mỗi kg nhãn xuất quả mọi năm có giá từ 25 - 30 nghìn đồng, nay đưa vào sấy long thì "hòa cả làng", vì nhãn sấy long nhãn giá chưa đến 10 nghìn/kg. Hơn nữa, giá long nhãn hiện tại chỉ ở mức 130 - 150 nghìn đồng/kg; mỗi kg long nhãn cần từ 8 - 10 kg quả tươi, cùng với chi phí cho công bẻ nhãn, bóc vỏ, xoáy hạt, nhiên liệu lò sấy... thì coi như không có lãi. Với nhãn ngon mà đem sấy long thì còn lỗ nặng, nhưng không còn cách nào khác. Tại huyện Khoái Châu, theo cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện, năm nay giá nhãn bị xuống thấp nhiều hơn năm ngoái, chỉ từ 6 -10 nghìn đồng/kg do dịch bệnh COVID-19 nên khó tiêu thụ.Ông Chu Văn Vang, chủ vườn nhãn có thâm niên ở xã Bình Minh cho biết, mọi năm trước nhãn quả tươi xuất quả bán buôn thấp nhất cũng có giá 15 nghìn đồng/kg, năm nay giảm một nửa, có lúc còn 3 nghìn đồng/kg cũng khó bán, chỉ còn cách duy nhất là đưa vào lò sấy long. Cũng theo ông Vang, với giá nhãn rẻ như năm nay, một số hộ đang chặt bỏ nhãn chuyển sang trồng dược liệu.
Trước thực tế trên, báo chí phản ánh việc bà con than nhãn mất mùa và giá giảm ở mức thấp. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho là không đúng và việc phản ánh như vậy là "đi ngược với chính sách chung..." Một lãnh đạo Sở Công Thương cũng khẳng định: Không có chuyện giá nhãn chỉ từ 3 - 5 nghìn/kg, không có chuyện nhãn không bán được, chỉ có giá bán không theo kỳ vọng của người trồng nhãn.Về chuyện nhãn mất mùa do thời tiết như nông dân phản ánh, lãnh đạo Sở Công Thương cho rằng, không thể đổ cho mất mùa là tại thiên tai. Mất mùa ngoài yếu tố ngoại cảnh còn do kinh nghiệm tích lũy của người trồng nhãn chưa được phát huy, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn để không lệ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Trong khi đó, các hộ trồng nhãn có thâm niên ở thành phố Hưng Yên khẳng định, nếu gặp thời tiết bất thuận thì kinh nghiệm hay kỹ thuật gì đi nữa cũng "bó tay". Dù có tính toán kỹ lưỡng nhưng khi trời mưa nắng thất thường cũng vẫn thất bại.Cụ thể như việc áp dụng kỹ thuật để nhãn ra hoa, đậu quả thì không khó, nhưng nếu đúng dịp hoa trổ bông mà gặp trời mưa thì "coi như xong", hoa sẽ thui. Đến khi đậu quả nếu mưa nắng không thuận thì quả cũng hỏng.../.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhãn lồng Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử
17:32' - 03/08/2021
Bộ Công Thương phối hợp cùng sàn thương mại điện tử Sendo triển khai sự kiện tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên từ ngày 3- 8/8/2021 nhằm mở thêm kênh bán nông sản giá bình ổn cho thị trường Hà Nội.
-
DN cần biết
21 quốc gia và vùng lãnh thổ kết nối tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên
17:42' - 13/07/2021
Ngày 15/7 tới đây, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hưng Yên sẽ diễn ra hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên
19:55' - 26/11/2019
PVFCCo vừa phối hợp với Hội nhãn lồng tỉnh Hưng Yên tổ chức “Tọa đàm ứng dụng Phân bón Phú Mỹ trong phát triển cây nhãn và giải pháp nâng cao chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32'
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.