Lấy ý kiến tách Luật giao thông đường bộ năm 2008
Ngày 25/1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Hai nội dung nổi bật tại Hội nghị này là tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Tại cuộc họp, bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, thực hiện Nghị quyết số 106/2020/NQ-QH của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).Đồng thời, Bộ Công an xây dựng và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) gồm 3 chính sách: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ và vận tải đường bộ. Quy tắc giao thông đường bộ và quản lý người điều khiển phương tiện được quy định tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ngày 2/12/2020, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản số 4152/VB-VPQH gửi Chính phủ về việc báo cáo giải pháp xử lý đối với 3 Luật. Trong đó thông tin ý kiến của đại biểu Quốc hội về 3 nội dung liên quan đến 2 dự thảo Luật. Kết quả phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội cho thấy, có 63,79% đại biểu không đồng ý tách thành 2 Luật và 66,74% đại biểu không đồng ý thay đổi thẩm quyền quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an hoàn thiện các Luật này. Bộ Giao thông Vận tải đã lấy ý kiến các Ban của Đảng, Quốc hội về tiếp thu giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội. Đáng chú ý, Ban Kinh tế Trung ương không đưa ra quan điểm có nên tách luật không nhưng đề nghị cơ quan soạn thảo thận trọng, vì hai dự án luật này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do vậy, khi xây dựng luật cần phải được xem xét, đánh giá đầy đủ mối quan hệ giữa các nội dung; tránh chồng chéo, xung đột và trái ngược nhau. "Ban Tuyên giáo Trung ương lại đưa ra ý kiến thẳng thắn hơn là không nên tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 vì không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, bao trùm mục tiêu và phạm vi của luật. Đề nghị bổ sung nội dung quy tắc giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện giao thông vào dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)", bà Hoàng Hồng Hạnh cho hay. Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam khẳng định quan điểm không nên tách thành 2 luật vì nếu tách thành 2 luật thì Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) sẽ không bao quát hết các vấn đề của đường bộ. Tương tự, Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng không đảm bảo nội hàm của luật này. Chủ trương của Đảng đã nêu rõ, việc đảm bảo an toàn giao thông là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ cũng có nhiều công việc liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông. Trong quản lý nhà nước có nhiều nội dung về an toàn giao thông, đan xen, không thể tách rời. Cũng theo ông Nguyễn Văn Quyền, các điều kiện trong quản lý hạ tầng, vận tải, xử lý vi phạm chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là pháp luật về an toàn giao thông phải được thực thi một cách nghiêm minh, kịp thời. Thực hiện cho bằng được một nguyên tắc trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. “Lấy ví dụ cũng là người Việt Nam nhưng ra nước ngoài thì chấp hành tốt nhưng về nước thì lại vi phạm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lấn làn, uống rượu bia lái xe. Nguyên nhân là do chúng ta xử lý không nghiêm. Muốn xử lý nghiêm vi phạm cần phải đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để xử “phạt nguội”, ông Quyền cho hay. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng phải làm triệt để theo hướng này, việc tách thành 2 luật chỉ làm rối thêm chứ không giải quyết được vấn đề trong đảm bảo an toàn giao thông. Đề cập đến có chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, sau 25 năm ngành giao thông vận tải quản lý, công tác này có bước tiến dài, đã hoàn thiện nội dung chương trình theo hướng tiếp cận các nước tiên tiến.Các quy chuẩn, cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch được ứng dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện nhất quán chủ trương xã hội hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, đảm bảo công khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ, tương đương với các nước phát triển.
Bên cạnh đó, giấy phép lái xe của Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới công nhận và Việt Nam cũng đã cấp giấy phép lái xe quốc tế. Việc đổi giấy phép lái xe cũng đã tiên phong thực hiện dịch vụ công cấp độ 4 (hoàn toàn trực tuyến) được người dân đánh giá cao. “Hầu hết việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ở các nước trên thế giới đều do dân sự quản lý. Khi tách giữa bên thực hiện công tác này với lực lượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hiệu quả kiểm tra giám sát sẽ cao hơn. Nếu gộp chung vào một chỗ, vừa làm vừa kiểm tra, giám sát sẽ làm yếu đi việc kiểm tra giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Quan điểm của Hiệp hội này không nên chuyển chức năng này từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an”, ông Nguyễn Văn Quyền nêu quan điểm. Tại hội nghị, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) nêu nhiều lý do cần tách các nội dung về an toàn giao thông khỏi Luật Giao thông đường bộ hiện nay. Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ xoay quanh mục tiêu đảm bảo cho người tham gia giao thông được an toàn, chuyên sâu hóa các yếu tố xoay quanh an toàn giao thông như người, phương tiện và quy tắc giao thông, giải quyết các bất cập thực tế về an toàn giao thông, an ninh trật tự trên đường. Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có mục tiêu cơ bản là phát triển được hệ thống đường bộ hoàn thiện, có các thiết chế đáp ứng được yêu cầu quy hoạch, đầu tư, phát triển đường bộ trong thời kỳ mới. Về đào tạo, sát hạch lái xe mục tiêu là người điều khiển xe có đầy đủ kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông. Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã kế thừa các nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Tại dự thảo của Bộ Công an trình lên Chính phủ không xây dựng hệ thống đào tạo, sát hạch lái xe riêng mà còn nói rõ xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa hoạt động này. Tách luật riêng để giao cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm khi xảy ra mất an toàn giao thông. Tai nạn xảy ra do người thì cơ quan cấp bằng lái chịu trách nhiệm. Nếu tai nạn xảy ra do đường, do biển báo thì bên quản lý hạ tầng chịu trách nhiệm. Làm như thế thì lợi cho xã hội, cho dân. Đại tá Đỗ Thanh Bình chia sẻ. Cũng theo Đại tá Bình, sau khi Quốc hội ban hành luật thì việc giao bộ nào quản lý đào tạo, sát hạch lái xe thuộc về thẩm quyền của Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lấy ý kiến của 63 tỉnh, thành phố và 370 trung tâm đào tạo, 152 trung tâm sát hạch lái xe về các nội dung dự thảo Luật. Cuối hội nghị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các Sở Giao thông Vận tải lấy ý kiến thăm dò các Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe bằng phiếu kín về các điều khoản mới của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch lái xe thuộc Bộ Giao thông Vận tải hay Bộ Công an.Thành phần ban kiểm phiếu có văn phòng UBND, văn phòng đại biểu Quốc hội, đại diện Sở Giao thông Vận tải, các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe. Kết quả gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 27/1/2022./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải: Có tình trạng chủ đầu tư "ngâm tiền" vốn đầu tư công
17:53' - 25/01/2022
Ngày 25/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp giao ban về công tác xây dựng cơ bản và giải ngân trong tháng 1/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp giảm tai nạn giao thông
17:14' - 25/01/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông năm 2022 với mục tiêu giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị công khai nhà thầu vi phạm chất lượng, tiến độ dự án giao thông
18:16' - 24/01/2022
Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giao thông Vận tải các nhà thầu xây lắp vi phạm chất lượng, tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị hướng dẫn xét nghiệm với trẻ em dưới 12 tuổi khi đi máy bay
17:40' - 21/01/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn quy định xét nghiệm COVID-19 đối với trẻ em dưới 12 tuổi khi đi máy bay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.