Liệu mạng 5G có thể giúp Trung Quốc dẫn đầu ngành công nghiệp thông minh?
Bộ Công nghiệp-Thông tin Trung Quốc vừa công bố nước này sẽ xây dựng 30 nhà máy kết nối mạng 5G vào năm 2023. Mạng lưới 5G được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh sự phát triển của Internet công nghiệp như theo thời hạn định đã định, đồng thời sẽ tác động đến toàn bộ ngành công nghiệp toàn cầu.
Bộ Công nghiệp-Thông tin Trung Quốc vừa công bố một kế hoạch hành động kéo dài trong ba năm đến năm 2023 để phát triển và đổi mới Internet công nghiệp. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ mang lại cho kết nối mạng 5G vai trò quan trọng như một cơ sở công nghệ cho sự phát triển hơn nữa của ngành và đưa vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trung Quốc đặt kế hoạch đến năm 2023 sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển của mạng Internet công nghiệp, có khả năng bao phủ các vùng lãnh thổ và khu vực sản xuất khác nhau, tạo ra 30 mạng 5G tích hợp hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong 10 ngành công nghiệp chủ chốt, đồng thời khởi động 3-5 nền tảng Internet công nghiệp toàn diện.
Dự kiến, các mạng 5G sẽ có tầm ảnh hưởng quốc tế để xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu lớn nhằm cung cấp sức mạnh cho nền tảng Internet công nghiệp trong cả nước.
* Các định dạng mới của Internet công nghiệp
Các tài liệu cho biết, từ năm 2021-2023, Trung Quốc sẽ thúc đẩy các mô hình và định dạng mới của Internet công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất thông minh, tương tác web, tùy chỉnh cá nhân hóa và quản trị kỹ thuật số.
40 doanh nghiệp đổi mới sẽ xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2023 với doanh thu của mỗi doanh nghiệp trong số đó sẽ vượt 1 tỷ nhân dân tệ (NDT). Thị trường Internet công nghiệp ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 892,47 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 13,6%.
Sự phát triển của Internet công nghiệp và số hóa sản xuất là những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách công nghiệp của Trung Quốc trong nhiều năm tới. Ngay trong phần mở đầu của chương trình “Made in China 2025”, được công bố năm 2015, người ta đã nhận thấy tiềm năng công nghiệp Trung Quốc rất lớn nhưng chưa mạnh, và để giải quyết điều này, Bắc Kinh đã lên kế hoạch tăng cường đổi mới và phát triển năng lực của công nghệ.
* Đột phá công nghệ cho 10 ngành công nghiệp
Có 10 ngành công nghiệp chủ chốt cần phải tạo ra đột phá về công nghệ và phát triển tiềm năng đổi mới của riêng mình. Đó là chất bán dẫn, công nghệ thông tin truyền thông thế hệ mới, máy CNC, robot, vật liệu mới, y sinh, đóng tàu, vận tải đường sắt tốc độ cao, ô tô tự lái và máy móc dựa trên các nguồn năng lượng mới, công nghệ nông nghiệp, hàng không vũ trụ, năng lượng.
Giả định đến năm 2025, Trung Quốc sẽ tích lũy năng lực của riêng mình và các quyền sở hữu trí tuệ tương ứng trong các ngành này, đồng thời củng cố đáng kể vị thế trên thị trường thế giới, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nước khác trong việc sản xuất các sản phẩm này.
Chuyên gia Zhou Nianli từ Trung tâm Nghiên cứu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Đại học Kinh tế-Thương mại Quốc tế Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn nói với Sputnik rằng công nghệ đầu cuối cung cấp sự đột phá trong công nghiệp chính xác sẽ là giao tiếp 5G.
Chuyên gia này lưu ý: “Công nghệ 5G có thể được so sánh với đường cao tốc tốc độ cao, mà trên đó có thể thử nghiệm và phát triển nhiều công nghệ và định dạng mới khác nhau. Hiện tại, công nghệ 5G ở Trung Quốc đang dẫn đầu về tốc độ phát triển trên thế giới.
Và một số sản phẩm, công nghệ sẽ được xây dựng trên ‘đường cao tốc’ 5G này sẽ chiếm vị trí hàng đầu và có nhu cầu trên toàn thế giới. Điều đó bao gồm việc tạo ra cơ sở hạ tầng mới, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thích hợp dựa trên sự phát triển hạ tầng. Tất cả những điều này góp phần vào sự tiến bộ hơn nữa của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu”.
Giống như năng lượng điện từng giúp nhiều loại máy móc, thiết bị hoạt động, 5G sẽ cho phép Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới về tốc độ sản xuất thông minh. Một điều quan trọng nữa là Internet công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống mà Trung Quốc ban đầu không có lợi thế cạnh tranh.
Do đó, sự phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ giúp thay đổi hoàn toàn hình ảnh của Trung Quốc như một cường quốc công nghiệp thế giới.
Chuyên gia Zhou Nianli nói: “Trung Quốc là một cường quốc sản xuất lớn và một số lượng lớn các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành ICT, chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Với tỷ lệ gia tăng của các công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số được sử dụng, ảnh hưởng của ICT đối với toàn bộ khu liên hợp công nghiệp sẽ ngày càng tăng.
Trong bối cảnh đó, việc số hóa sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng của các ngành công nghiệp Trung Quốc và toàn bộ nền công nghiệp nói chung. Chúng tôi có lợi thế riêng trong một số lĩnh vực của nền kinh tế kỹ thuật số và dịch vụ, vì vậy tôi lạc quan về sự kết hợp của tất cả các yếu tố này”.
Trong một thời gian dài nữa, Trung Quốc vẫn giữ hình ảnh công xưởng thế giới với nguồn cung cấp nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Tỷ trọng giá trị gia tăng do Trung Quốc trực tiếp tạo ra trong tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ.
Ví dụ, trong một chiếc iPod 30 GB được sản xuất tại Trung Quốc và có giá trị xuất khẩu 150 USD theo thống kê thương mại năm 2006, chỉ có 4 USD giá trị gia tăng được tạo ra trực tiếp tại Trung Quốc.
Vấn đề là để tạo ra giá trị gia tăng cần những công nghệ và cải tiến của riêng mình, những thứ hiện không có ở Trung Quốc. Đất nước này hoạt động như một xưởng lắp ráp cho các sản phẩm được phát minh ở nơi khác. Điều đó cũng đúng với quy trình sản xuất, mô hình kinh doanh...
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng là nước đổi mới. Ở Trung Quốc, các dịch vụ như thanh toán di động, nền kinh tế chia sẻ hay dịch vụ video ngắn phổ biến nhất. Và công nghệ 5G sẽ cho phép Trung Quốc nhận ra đầy đủ hơn tiềm năng đổi mới của mình.
Hiện tại, hơn 1/3 tổng số bằng sáng chế mạng 5G thuộc về Trung Quốc và nước này đã lắp đặt hơn 600.000 trạm gốc vào năm ngoái và đang có kế hoạch xây dựng hơn 1 triệu trạm mới vào năm 2021. Theo các nhà khai thác di động, số lượng người dùng 5G ở Trung Quốc đã vượt 250 triệu thuê bao./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- mạng 5G
- internet công nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc triển khai sáng kiến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong khuôn khổ RCEP
21:12' - 06/02/2021
Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc- ASEAN và các hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc đã phối hợp triển khai Sáng kiến Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc cùng thúc đẩy hợp tác trong Hiệp định RCEP.
-
Công nghệ
Gần 12 triệu thuê bao hòa mạng 5G tại Hàn Quốc
08:39' - 30/01/2021
Năm 2020, số thuê bao sử dụng mạng 5G tại Hàn Quốc đã tăng lên gần 12 triệu.
-
Ô tô xe máy
5G sẽ là yếu tố quan trọng để ô tô được kết nối hoàn chỉnh
08:29' - 28/01/2021
Phó Chủ tịch hãng sản xuất điện tử hàng đầu Hàn Quốc LG Electronics Inc., Park Jong-sun, cho hay hãng đang hợp tác với hãng công nghệ Mỹ Qualcomm Technologies Inc., để phát triển nền tảng ô tô 5G.
-
Công nghệ
Qualcomm ra mắt nền tảng di động cải tiến Snapdragon 870 5G
18:41' - 24/01/2021
Tập đoàn Qualcomm Technologies đã công bố nền tảng di động mới Snapdragon 870 5G, có tốc độ đồng hồ lõi chính Kryo™ 585 tăng cường lên đến 3,2 GHz.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc lên tiếng việc Thụy Điển loại Huawei và ZTE trong phát triển mạng 5G
21:33' - 21/01/2021
Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, không có bất kỳ bằng chứng nào để Thụy Điển loại các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hoạt động xây dựng mạng 5G của mình với lý do gọi là an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn tận dụng khoảng trống để lại từ Huawei để mở rộng thị phần 5G
06:30' - 17/01/2021
Nhật Bản đang cố gắng tăng thị phần toàn cầu của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn như NEC, FUJITSU thông qua hợp tác với Chính phủ Anh và Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng thảo luận về việc hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
22:12' - 28/05/2022
Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: "Nga sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm các phương án để hoạt động xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, bao gồm cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen".
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch AfDB thúc giục sử dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
21:31' - 28/05/2022
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina kêu gọi cộng đồng toàn cầu sử dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để giải quyết vấn đề tài chính chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bước khởi đầu cho khuôn khổ mới giúp kết nối kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
20:00' - 28/05/2022
Các nguyên thủ và lãnh đạo của 13 nền kinh tế đã nhất trí khởi động các cuộc thảo luận để thiết lập Khuôn khổ kết nối Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục hạ xếp hạng nợ công của Ukraine
12:05' - 28/05/2022
Ngày 27/5, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng nợ công của Ukraine dựa trên đánh giá tác động của cuộc xung đột ở nước này và dự báo xung đột sẽ không sớm chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự tính thu thêm hơn 14 tỷ USD từ dầu mỏ và khí đốt
11:22' - 28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
G7 kêu gọi OPEC hành động có trách nhiệm với thị trường
07:49' - 28/05/2022
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30' - 27/05/2022
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29' - 27/05/2022
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.