Lộ diện 5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế quý I
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 của kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7,0% tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay và tiếp tục trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.
Trong quý I có 43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của cả nước; có 20 địa phương có mức tăng thấp hơn, trong đó phải kể đến 5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng là Bắc Giang 13,82%; Hòa Bình 12,76%; Nam Định 11,86%; Đà Nẵng 11,36% và Lai Châu 11,32%.
Cục Thống kê cho biết, Bắc Giang là địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I. Ngành công nghiệp là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang và Bắc Giang được coi là trụ cột công nghiệp phía Bắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp trong quý I đạt cao nhất trong ba khu vực 17,97%.Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng tới 26,58% do một số công ty mới đi vào hoạt động sản xuất từ tháng 8/2024, hiện tại sản xuất ổn định, doanh thu các tháng quý I/2025 gấp 2,5-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp của tỉnh cũng đạt được những kết quả tích cực. Đến ngày 31/3/2025, toàn tỉnh đã thu hút được khoảng 641,2 triệu USD vốn đầu tư, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Những kết quả này phản ánh sự nỗ lực của Bắc Giang trong việc cải thiện môi trường, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Sau Bắc Giang, Hòa Bình là địa phương có tốc độ tăng trưởng quý I so với cùng kỳ năm trước đứng thứ 2 cả nước (12,76%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 27,18%; khu vực dịch vụ tăng 5,91%; thuế sản phẩm giảm 5,64%. Công nghiệp và xây dựng là khu vực có đóng góp lớn vào tăng trưởng của tỉnh, đặc biệt là đóng góp của ngành sản xuất và phân phối điện.
Quý I, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 16,5%; công nghiệp – xây dựng đạt 44,58%; dịch vụ đạt 34,6%; thuế sản phẩm đạt 4,33%. Vốn đầu tư quý I/2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước (59,52%), nhiều công trình,dự án giao thông của Hòa Bình đồng loạt thi công theo tiến độ như: Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu; đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và Cao tốc Sơn La; đường nối Khu Bắc Trần Hưng Đạo ra Quốc lộ 6… Bên cạnh đó, một số dự án nhà máy nước ngoài đang khẩn trương tập trung hoàn thành các hạng mục để đưa vào sản xuất từ quý II/2025. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2021-2025 từ 9% trở lên, Hòa Bình đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thu hút dự án lớn và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Cũng trong quý I, Nam Định đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,86%, đứng thứ 3 cả nước và thứ nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng vai trò động lực tăng trưởng chính (tăng 17,44%), đóng góp 7,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong đó, sản xuất công nghiệp quý I/2025 phát triển ổn định, ngành chế biến, chế tạo được các doanh nghiệp đánh giá khởi sắc hơn quý trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 23,25% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay của tỉnh, trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của ngành sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Ngoài ra, thu hút đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tính đến ngày 25/3/2025, Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 227 triệu USD, trong đó cấp mới cho 7 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 121 triệu USD.
Đối với Đà Nẵng, tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý IV/2024, kinh tế quý I của Đà Nẵng có nhiều điểm sáng khá tích cực và đạt được nhiều kết quả vượt trội; một số ngành duy trì mức tăng cao, đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế thành phố. GRDP của thành phố quý I ước tính tăng 11,36%, với mức tăng này đã giúp cho Đà Nẵng đứng vị trí thứ 4 cả nước và đứng thứ nhất trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,61%; khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ và đạt mức tăng 17,6%; khu vực dịch vụ duy trì mức tăng khá với 10,07%. Du lịch là một điểm sáng trong khu vực dịch vụ của thành phố, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch đã trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng đồng bộ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành, góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng tầm ảnh hưởng của ngành. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành quý I/2025 ước đạt 838,6 tỷ đồng, chiếm 2,2% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm trước.
Lai Châu là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, tăng trưởng của tỉnh trong quý I đạt cao 11,32%. Để có được mức tăng trưởng khá, tỉnh đã tập trung vào một số lĩnh vực chủ chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó phải kể đến việc tỉnh chú trọng khai thác tiền năng nông, lâm nghiệp và thủy sản để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành này khoảng 5% trong giai đoạn 2021-2025.
Ngay từ những tháng đầu năm, Lai Châu đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; hoàn chỉnh và phát triển Sâm Lai Châu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2030; ứng dụng công nghệ cao, sạch, an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái, có khả năng chống chọi với dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường hỗ trợ kết nối cung – cầu tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngoài ra, tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp, với mục tiêu tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng khoảng 13,6%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Thêm vào đó, tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm, nhằm kết nối các khu vực trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.
Trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng, Bắc Giang, Hòa Bình hay Nam Định đang nổi lên như các trung tâm tăng trưởng mới ngoài các đô thị truyền thống, giúp giảm áp lực lên các trung tâm lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng đồng đều hơn giữa các vùng miền. Đà Nẵng đóng vai trò kết nối chiến lược tại miền Trung, kết nối Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ qua du lịch, logistics và công nghệ thông tin, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bắc Giang không chỉ tăng trưởng riêng lẻ mà còn tác động lan tỏa kéo theo các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên phát triển công nghiệp phụ trợ. Như vậy, các địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng quý I như Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng và Lai Châu không chỉ là “điểm sáng” về tăng trưởng, mà còn là hình mẫu phát triển, hạt nhân liên kết vùng và là trụ cột trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng cả nước để đạt mục tiêu 8% trong năm nay và đạt 2 con số trong kỷ nguyên mới.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quý I/2025: Lợi nhuận khởi sắc nhưng phân hóa rõ nét
08:02' - 15/04/2025
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với những con số cho thấy đà tăng trưởng ổn định và triển vọng tích cực cho cả năm.
-
Ô tô xe máy
Thị trường xe máy Việt bứt phá quý đầu năm, định hình xu hướng
17:34' - 13/04/2025
Thị trường máy Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi trong quý đầu năm 2025, khi doanh số bán hàng đạt hơn 673.000 xe, tăng 11,48% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30' - 10/04/2025
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hoá
21:49' - 15/04/2025
Ngày 15/4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và Vinachem hợp tác toàn diện hướng tới tương lai công nghệ cao
20:56' - 15/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03' - 15/04/2025
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57' - 15/04/2025
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35' - 15/04/2025
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16' - 15/04/2025
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15' - 15/04/2025
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48' - 15/04/2025
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34' - 15/04/2025
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.