Lời giải nào cho “tái định cư thủy điện” - Bài cuối: Để khu tái định cư thực sự được “định cư”
Ông Đặng Thanh Long, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum nhận định, hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất ít các dự án tái định cư, đặc biệt là tái định cư thủy điện thành công trong việc phục hồi sinh kế, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, việc phục hồi và bảo đảm sinh kế bền vững luôn là vấn đề còn nhiều tồn tại và bức xúc trong các dự án tái định cư. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể tạo ra các khu tái định cư thủy điện ổn định. Điều quan trọng là phải khắc phục được các tồn tại, hạn chế, tìm các giải pháp để ổn định cuộc sống cho người dân.
* Cần sớm khắc phục những hạn chế
Theo TS. Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Tổ chức Oxfam Việt Nam, thông qua quá trình nghiên cứu cũng như phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Kon Tum hỗ trợ các khu tái định cư thủy điện, ông nhận thấy các cấp, ban, ngành của tỉnh Kon Tum và chủ đầu tư các dự án thủy điện phải thực hiện các giải pháp khắc phục những hạn chế trong tái định cư càng sớm càng tốt.
“Chúng ta cần phải bồi thường, đền bù, hỗ trợ người dân tái định cư cả về những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Tiếp đến là phải bổ sung chính sách hậu tái định cư, đảm bảo cho người dân phải tiếp tục sản xuất và mưu sinh được ở nơi ở mới. Chúng ta cần phải xem tái định cư như một dự án phát triển dài hạn cho người dân, cần phải hỗ trợ liên tiếp cho họ trong vòng 10 năm thì họ mới có thể ổn định tại nơi ở mới được”, TS. Nguyễn Quang Tú chia sẻ. Phó Giám đốc Tổ chức Oxfam Việt Nam cũng cho rằng, đối với việc bồi thường đất sản xuất nông nghiệp, cần phải hỗ trợ cho bà con từ 2 – 3 vụ canh tác, vì đất khai hoang sẽ không mang lại hiệu quả nếu đưa vào sản xuất ngay. Ngoài ra, cần phải có các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất đi kèm, như hệ thống tưới tiêu, các công trình thủy lợi. Đối với riêng khu tái định cư Thủy điện Đăk Đrinh ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plong, TS. Phạm Quang Tú cho rằng, bên cạnh hỗ trợ sinh kế, thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương cần thống nhất và tiến hành đền bù, hỗ trợ sớm số tiền trên 30 tỷ đồng còn lại. Chung quan điểm, ông Bloong Tiến, Trưởng Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đề nghị các địa phương, các chủ đầu tư cần sớm giải quyết vấn đề đất sản xuất cho nhân dân ở các khu, điểm tái định cư. Đồng thời, phải nghiên cứu, xây dựng các phương án sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, giúp các hộ dân tái định cư chọn mô hình sản xuất phù hợp, đảm bảo thu nhập ổn định, lâu dài. Trưởng Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum cũng đề xuất Trung ương cần sớm nghiên cứu, ban hành chính sách “hậu tái định cư” cho các dự án, đập thủy lợi, thủy điện để đồng bào tái định cư có thu nhập bằng hoặc trên mức thu nhập trung bình của hộ sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Các xã, thôn nhận các hộ dân chuyển đến theo diện tái định cư thủy điện cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và có chính sách khuyến khích người dân sở tại san sẻ, nhượng đất cho các hộ tái định cư.* Lấy kinh nghiệm từ điểm sáng tái định cư
Trong bức tranh mang “gam màu xám” của tái định cư thủy điện tại Kon Tum, thì xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy lại là điểm sáng trong bức tranh đó. Xã được thành lập từ năm 2006 từ việc di dân 748 hộ do ảnh hưởng trong quá trình xây dựng Thủy điện Plei Krông.
Những năm đầu, khi thực hiện di dân tái định cư, việc thay đổi nơi ở, nơi sản xuất, cơ sở hạ tầng, tập quán sinh hoạt, văn hóa truyền thống,… đã khiến không ít gia đình bất chấp nguy hiểm quay trở lại làng cũ bên lòng hồ thủy điện sinh sống.
Ông Đặng Thanh Long, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2014 đến 2019, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Viện Tư vấn phát triển Hà Nội (CODE) tư vấn, vận động người dân ở bốn làng Kà Bày, Đăk Do, Đăk Vơt, Kơ Tu (xã Hơ Moong) nhận giao đất, giao rừng 86,1ha từ chính quyền địa phương. Các cộng đồng đã tiến hành bảo vệ và phát triển thêm các loại cây bản địa có giá trị cao như Hương, Trắc, Cẩm lai, Sao xanh, Bời lời, Sa nhân tím,… Qua đó, mang lại sinh kế, tạo thêm thu nhập cho người dân gần rừng.
Bên cạnh đó, đại diện người dân cũng được đưa đi học tập mô hình trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp để phát triển kinh tế. Đến nay, xã đã phát triển được hơn 2.800 ha cây trồng; trong đó, có gần 2.000 ha cây ăn quả, cà phê, cao su, bời lời,… mang lại thu nhập cao cho người dân. Cùng với đó, lòng hồ Thủy điện Plei Krông cũng được định hướng làm nơi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cho người dân, với sản lượng bình quân 60 tấn/năm. Các nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số cũng được chú trọng bảo tồn và phát huy với những lễ hội như Cúng máng nước, lễ Giọt nước,… Năm 2022, tổng giá trị sản xuất của xã Hơ Moong đạt gần 243 tỷ đồng; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,3%; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, từ một xã khó khăn, có nguồn gốc từ tái định cư thủy điện, đến nay, xã đã đạt 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; tập trung các nguồn lực, phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023. Đây là điểm sáng để các cấp, sở, ngành, địa phương của tỉnh Kon Tum nghiên cứu, đưa ra giải pháp ổn định cho các khu tái định cư thủy điện còn lại. Các chính sách, giải pháp đều đã được các chuyên gia, sở, ngành của tỉnh Kon Tum đưa ra, thế nhưng làm thế nào để các chính sách, giải pháp ấy đi vào thực tế thì vẫn còn là câu chuyện dài ở phía trước. Nó đòi hỏi chính quyền các địa phương cũng như chủ đầu tư các dự án thủy điện phối hợp, cùng triển khai một cách đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để người dân tại các khu tái định cư thủy điện có một cuộc sống tốt hơn. Có thể sẽ phải mất 10 năm hỗ trợ liên tục thì bà con mới ổn định được cuộc sống ở khu tái định cư thủy điện như TS. Phạm Quang Tú nhận định, song nếu không bắt đầu thực hiện các giải pháp quyết liệt ngay từ bây giờ, thì 10 năm sau, hoặc thậm chí là 20 năm sau, câu chuyện về các thôn, làng tái định cư thủy điện vẫn sẽ được nhắc lại, với những thiếu sót trong tái định cư. Còn người dân – những người sẵn sàng bỏ nhà cửa, ruộng nương của mình cho các thủy điện làm hồ chứa – vẫn sẽ phải sống “lay lắt” trong những ngôi làng từng được hứa hẹn là nơi “đáng sống”./.>>> Lời giải nào cho “tái định cư thủy điện” - Bài 1: “Lay lắt” tái định cư thủy điện
>>> Lời giải nào cho “tái định cư thủy điện” - Bài 2: Chính sách tái định cư chưa phù hợp
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ nổ đầu đạn tại Kon Tum: Thêm một trường hợp tử vong
11:43' - 28/03/2023
Sáng 28/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum thông tin, em A.K (11 tuổi) bị chấn thương sọ não điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đã tử vong.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý vi phạm trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum
18:13' - 15/03/2023
Khu Quản lý đường bộ III (Cục Đường bộ Việt Nam) vừa có văn bản đề nghị tiếp tục chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Kon Tum.
-
Kinh tế và pháp luật
Kon Tum phát hiện điểm tập kết gỗ lậu bên bờ sông Đăk Pxi
11:51' - 04/03/2023
Ngày 4/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum tiếp tục mở rộng điều tra điểm chứa gỗ lậu vừa được phát hiện tại mỏ khai thác cát, sỏi 87 (Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87) trên sông Đăk Pxi.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Mỗi địa phương thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà hỗ trợ hộ nghèo cải thiện chỗ ở
15:10' - 01/12/2024
Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương.
-
Bất động sản
Đấu giá đất bất thường tại Hà Nội: Cần làm rõ hành vi và động cơ trục lợi hay phá hoại?
10:11' - 01/12/2024
Liên tiếp các phiên đấu giá đất bất thường xảy ra tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu với cơ quan chức năng liên quan trong việc cần làm rõ hành vi và động cơ trục lợi hay phá hoại?
-
Bất động sản
"Ngôi vương" về giá thuê nhà đắt nhất đổi chủ
07:49' - 01/12/2024
Perth đã trở thành thủ phủ có giá thuê nhà đắt đỏ nhất so với thu nhập của người dân Australia.
-
Bất động sản
Đấu giá 36 lô đất tại Sóc Sơn thất bại do khách hàng không trả giá ở vòng cuối
10:46' - 30/11/2024
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, điều bất thường của phiên đấu giá này là đến vòng đấu thứ 5, rất nhiều người trả giá cao ở mức "không tưởng".
-
Bất động sản
Vinh danh Khu nghỉ dưỡng được yêu thích năm 2024
20:24' - 29/11/2024
Du khách sẵn sàng thêm chi phí để giảm ảnh hưởng có hại đến thiên nhiên, di sản văn hóa, không chỉ tìm kiếm tour du lịch thân thiện với thiên nhiên, họ còn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
-
Bất động sản
Cho vay mua nhà dẫn dắt tín dụng tiêu dùng hồi phục
17:15' - 29/11/2024
Cho vay mua nhà được nhận định có thể dẫn dắt tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong thời gian tới, khi lãi suất ở mức thấp và thị trường bất động sản dần hồi phục.
-
Bất động sản
Giá nhà tại Trung Quốc dự báo cải thiện vào năm 2026
14:58' - 29/11/2024
Theo một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters, giá nhà ở Trung Quốc dự kiến sẽ giảm với tốc độ chậm hơn trong năm nay và năm 2025, sau đó ổn định vào năm 2026.
-
Bất động sản
Agribank đã phê duyệt 13 dự án nhà ở xã hội tại các tỉnh, thành
07:30' - 29/11/2024
Hiện tại, lãi suất cho vay đối với chủ đầu tư là 7%/năm, và với cá nhân mua nhà là 6,5%/năm.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh giảm lãi suất vay mua nhà cho người hưởng lương từ ngân sách
21:12' - 28/11/2024
Lãi suất cho vay mua nhà ở Thành phố dành cho các đối tượng được hưởng lương từ ngân sách Thành phố và các đối tượng bổ sung được giảm từ 4,7% xuống 3,2%/năm.