Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc (Phần 2)
Ưu thế của ETF
Theo chuyên gia phân tích chứng khoán của nền tảng đầu tư FSMOne.com (Singapore) Kha Lạc Y, Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là kênh đầu tư dễ dàng nhất và tránh được nhiều rủi ro trên thị trường Trung Quốc. ETF cung cấp ưu thế đa dạng, loại trừ rủi ro của các công ty riêng lẻ. Đặc biệt là với những ETF quản lý thụ động, nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro với chi phí tương đối thấp.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khuyến cáo, nhiều ETF của Trung Quốc chỉ tập trung vào các công ty lớn nhất của Trung Quốc, trong khi những công ty này cũng có thể là đối tượng được Chính phủ Trung Quốc “quan tâm” nhất. Ngoài ra, đầu tư vào các ETF tập trung vào một ngành nghề nào đó sẽ có rủi ro cao hơn so với các quỹ phân tán, có thể dẫn đến sự biến động lớn hơn.
Nhà phân tích Kha Lạc Y giới thiệu 2 ETF niêm yết trên sàn giao dịch Hong Kong. Đầu tiên là IShares Core MSCI China ETF theo dõi Chỉ số MSCI, bao gồm các công có giá trị vốn hóa lớn và vừa niêm yết ở Thượng Hải, Thâm Quyến và Hong Kong, có thể tiếp cận rộng rãi thị trường Trung Quốc.
Thứ hai là Quỹ iShares Hang Seng TECH ETF theo dõi chỉ số công nghệ Hang Seng Trung Quốc, bao gồm 30 cổ phiếu công nghệ Trung Quốc lớn nhất niêm yết ở Hong Kong, với các lĩnh vực tập trung như Internet, điện toán đám mây và thương mại điện tử.
Chuyên viên ETF của công ty chứng khoán Phillip Securities (Singapore) Lâm Tử Thông giới thiệu quỹ Lion-OCBC Securities China Leaders ETF vừa mới ra mắt gần đây, theo dõi chỉ số Hang Seng Stock Connect China 80. Các cổ phiếu cấu thành của chỉ số này là 80 cổ phiếu Trung Quốc có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường trên các sàn Thượng Hải, Thâm Quyến và Hong Kong, bao gồm các công ty kinh tế cũ và mới.
Ngoài ra, chuyên gia Lâm Tử Thông cũng kiến nghị các nhà đầu tư nên cân đối danh mục đầu tư của họ thông qua ETF trái phiếu kho bạc Trung Quốc, chẳng hạn như NikkoAM-ICBCSG China Bond ETF và ICBC CSOP FTSE Chinese Government Bond Index ETF.
Mục tiêu của Trung Quốc khi tăng cường giám sát
Nhà phân tích Lâm Tử Thông cảnh báo, Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát để phòng ngừa hành vi lũng đoạn hoặc duy trì trật tự xã hội của đất nước, điều này sẽ gây nên một số rủi ro chính sách.
Chẳng hạn, năm 2018, khi Chính phủ Trung Quốc cho rằng ngành công nghiệp trò chơi điện tử gây nên ảnh hưởng tiêu cực với giới trẻ, nên đã tăng cường giám sát tập đoàn Tencent, khiến cho giá trị thị trường của công ty này giảm 178 tỷ USD.
Tiếp theo là sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty tài chính Ant Financial thuộc tập đoàn Alibaba bị đình chỉ vào năm 2020. Khi đó Bắc Kinh cho rằng mô hình kinh doanh của công ty công nghệ tài chính này sẽ khiến cho người tiêu dùng vay mượn quá mức và làm phát sinh bong bóng tín dụng.
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến cho các công ty Trung Quốc đối diện với nhiều rủi ro lớn hơn. Các công ty Trung Quốc không tuân thủ yêu cầu kiểm toán của các cơ quan quản lý Mỹ thì ADR có thể sẽ bị hủy trên các sàn giao dịch của Mỹ. Những công ty có liên quan đến chính phủ và quân đội Trung Quốc cũng có thể đối diện với rủi ro hủy niêm yết, chẳng hạn sau khi Chính phủ Mỹ đưa ra cáo buộc hoạt động gián điệp, Huawei buộc phải thay đổi chuỗi giá trị kinh doanh.
Tuy nhiên, nhà phân tích Kha Lạc Y cho rằng các nhà đầu tư không nên quá lo lắng việc Trung Quốc tăng cường giám sát đối với ngành công nghệ, bởi vì chính phủ đã nhấn mạnh mục đích chủ yếu của tăng cường giám sát là để bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển bền vững lâu dài của ngành công nghệ Trung Quốc.
Trên thực tế, Trung Quốc không phải là nước duy nhất tìm cách giám sát các công ty công nghệ lớn. Trong những năm qua, xuất phát từ vai trò quan trọng của các công ty công nghệ lớn trong nền kinh tế và đời sống, ngày càng có nhiều yêu cầu các chính phủ tăng cường quản lý và giám sát đối với doanh nghiệp lĩnh vực này ở Mỹ và châu Âu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Liệu nhà đầu tư còn "nhiệt tình" với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc niêm yết ở Mỹ?
05:30' - 21/07/2021
Sau khi Bắc Kinh yêu cầu tăng cường kiểm soát doanh nghiệp công nghệ niêm yết ở nước ngoài, một số ý kiến cho rằng triển vọng niêm yết cổ phiếu tại Mỹ của các công ty Trung Quốc sẽ không còn rộng mở.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố giúp kinh tế Trung Quốc chống chịu môi trường lạm phát cao
06:30' - 13/07/2021
Tình trạng giá cả leo thang trong thời gian gần đây ở Mỹ và Trung Quốc đã khiến thị trường toàn cầu cảm thấy bất an.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ đe dọa mục tiêu dẫn đầu thế giới về công nghệ của Trung Quốc
05:30' - 24/06/2021
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã thắt chặt quản lý đối với lĩnh vực công nghệ, nhưng sự mạnh tay này có thể là “con dao hai lưỡi” đối với nền kinh tế nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.