Lý do Ấn Độ và Trung Quốc tránh không để xảy ra chiến tranh
Theo chuyên gia nghiên cứu Rajendra Shende, hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Hạ Môn, Trung Quốc vừa qua là cơ hội hợp lý cho cả Ấn Độ và Trung Quốc chấm dứt căng thẳng và nguy cơ đụng độ ở cao nguyên Doklam.
Trước đó, nhiều nhà quan sát chính trị trên thế giới đã lo sợ về một cuộc chiến tranh quân sự bùng phát giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Ngoại giao trong BRICS, bao gồm tuyên bố chung 71 điểm được soạn thảo kỹ lưỡng không chỉ cho thấy mục tiêu của năm quốc gia thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - trong thế giới hỗn độn, mà còn cho thấy sự tinh tế khéo léo của Ấn Độ và Trung Quốc để tránh một cuộc chiến chớp nhoáng trên dãy Himalaya.Nhưng ngoại giao không bao giờ là một sự đảm bảo lâu dài. Như câu nói nổi tiếng của Henry Kissinger “sẽ là sai lầm khi cho rằng ngoại giao luôn giải quyết được các tranh chấp quốc tế nếu có thiện chí và sẵn sàng đi đến thoả thuận”.May mắn thay, có một cơ hội thay đổi cuộc chơi và cùng thắng về lâu dài cho cả Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù tuyên bố của BRICS là đa phương, song Ấn Độ và Trung Quốc có thể thấy các thông điệp song phương tiềm năng mạnh mẽ về phương pháp tiếp cận hợp tác trong một số lĩnh vực để hai nước có thể dẫn dắt sự phát triển của toàn cầu.Cơ hội như vậy không nên bị lu mờ bởi các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh thương mại, việc gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), chống khủng bố hay sự thổi phồng của giới truyền thông. Đúng, bảo vệ biên giới là quan trọng, song quan trọng hơn là bảo vệ tương lai của người dân ở cả hai nước này.Có ba lý do chính để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham gia hợp tác chiến lược để mang lại lợi ích cho người dân của cả hai nước.Thứ nhất, cả hai đều đã đưa ra các cách tiếp cận tương tự để vượt qua những thách thức chung mà họ phải đối mặt trên bình diện quốc tế.Ô nhiễm không khí chưa từng thấy, thay đổi khí hậu đe doạ đến cuộc sống, sự phụ thuộc vào năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên, nạn thất nghiệp trầm trọng, đô thị hóa nhanh, nền nông nghiệp đang bị xói mòn và khủng bố….là những thách thức chung mà hai quốc gia lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới đang phải đối mặt.
Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình đã nói về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): “Giấc mơ của người dân Trung Quốc gắn liền với ước mơ của các dân tộc khác trên thế giới. Chúng tôi không thể hiện thực hóa được giấc mơ của người Trung Quốc, nếu như không có môi trường quốc tế hòa bình, trật tự quốc tế ổn định cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các nước khác trên thế giới. Hiện thực hóa giấc mơ của người Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nước và đóng góp vào sự phát triển và hòa bình toàn cầu”.
Thứ hai, quan hệ cá nhân giữa ông Modi và ông Tập Cận Bình được xem là có lợi cho sự hợp tác lâu dài. Họ xuất phát từ hoàn cảnh gia đình và nền giáo dục hoàn toàn khác nhau. Nhưng chuyến thăm quê hương nhau của hai nhà lãnh đạo này ngay từ khi Modi lên cầm quyền đã tạo ra một giai điệu hòa hợp.Hội nghị thượng đỉnh BRICS có ý nghĩa quan trọng và về mặt chính trị, đó là sự tuyệt vời. Ngay cả khi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang đối mặt nhau trên cao nguyên Doklam, Modi và Tập Cận Bình đã gặp nhau ở Hamburg bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 để thảo luận về việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ở Hạ Môn. Cả hai đều khen ngợi những nỗ lực của nhau trong phát triển kinh tế xã hội và giải quyết vấn đề khủng bố.
Thứ ba, cả hai nước đã hợp tác một cách thông minh để thể chế hóa nỗ lực trong nhiều vấn đề quan trọng như sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững, xây dựng cơ sở hạ tầng và tài chính.Ngoài các chiến lược thông minh để thúc đẩy hợp tác trong BRICS, hai sáng kiến của Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ của Ấn Độ như một cổ đông lớn đó là sáng kiến xây dựng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), có trụ sở tại Bắc Kinh và Ngân hàng Phát triển Mới của nhóm BRICS (NDB), có trụ sở ở Thượng Hải, với số vốn 100 tỷ USD trong mỗi ngân hàng.
Với ba yếu tố này, Ấn Độ và Trung Quốc có thể chiếm giữ các vị trí trên thế giới thông qua hợp tác chiến lược. Các sáng kiến hợp tác được Tuyên bố Hạ Môn đề cập đến 12 lần gồm giảm thải khí carboníc bằng cách sử dụng năng lượng sạch, thực hiện Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững có thể là chiến lược mang lại lợi ích cho cả hai nước.Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris sẽ thúc đẩy triển vọng hợp tác Ấn –Trung để trở thành những nước đi đầu về công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng sạch và phát triển bền vững.
Các cấu trúc năng lượng phụ thuộc vào than đá và dầu mỏ là những yếu tố gây bất ổn an ninh năng lượng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sử dụng không hiệu quả nhiệt đốt sinh khối là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có thể khiến 5,5 triệu người ở cả hai quốc gia này thiệt mạng (Trung Quốc khoảng 4,3 triệu người). Cả hai nước đều quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất năng lượng và tăng nhanh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào than đá. Thế mạnh của Trung Quốc trong sản xuất năng lượng tái tạo và thế mạnh của Ấn Độ trong quản lý các hệ thống năng lượng có thể bổ sung cho nhau để tạo ra một thế giới mới thoát khỏi những mối đe dọa từ sự nóng lên toàn cầu.- Từ khóa :
- ấn độ
- trung quốc
- bri
- vành đai và con đường
- vùng viễn đông
- brics
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Trung Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực
21:07' - 17/09/2017
Bộ trưởng Thương mại và Công Nghiệp Nga Denis Manturov hội kiến Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miao Wei
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc không khiếu nại về biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc
16:33' - 14/09/2017
Phủ tổng thống Hàn Quốc ngày 14/9 bác bỏ ý tưởng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản với Ấn Độ trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc
06:30' - 04/08/2017
Quan hệ của Nhật Bản với Ấn Độ đang ngày càng quan trọng đối với nỗ lực kiềm chế Trung Quốc giữa lúc cả hai quốc gia đều quan ngại trước mức độ cam kết của quân đội Mỹ tại khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Thế bế tắc trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc
06:30' - 27/07/2017
Bất chấp cái bắt tay giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh G20, căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc không hề có chiều hướng giảm đi.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/07/2017
Việc Ấn Độ tháng 5 vừa qua công khai, thẳng thừng từ chối tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” diễn ra tại Bắc Kinh tuy không bất ngờ, nhưng gây nhiều tranh cãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.