Lý do khiến Tổng thống Trump không dễ thực hiện cam kết về thương mại
Tác giả cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến tới hệ quả "phản lưới nhà" cho nền kinh tế Mỹ với chiến lược thương mại ở châu Á. Giống như việc ghi bàn cho đội bạn trong bóng đá, "phản lưới nhà" trong thương mại quốc tế là gây hại cho chính mình và làm lợi cho đối thủ.
Ông Trump nhậm chức với hứa hẹn đem lại những thỏa thuận thương mại tốt hơn cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), song ông đã không thể thực hiện cam kết đó bởi ít nhất 5 lý do.Thứ nhất, việc ông Trump rút khỏi TPP, mong muốn rút khỏi Thỏa thuận Tự do Thương mại với Hàn Quốc (KORUS) và Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đã thể hiện sự hay thay đổi đối với những thỏa thuận vốn có, thậm chí là thỏa thuận với những đồng minh thân thiết nhất.
Thứ hai, ông Trump sử dụng phương pháp không thỏa hiệp, yêu cầu chấp nhận đàm phán lại NAFTA và KORUS nếu không Mỹ sẽ từ bỏ chúng, điều này khiến bất cứ nước nào cũng có cảm giác e ngại khi bước vào đàm phán với Washington.
Thứ ba, ông Trump không trân trọng bản chất hội nhập của chuỗi giá trị ở châu Á, do đó, làm giảm bớt tầm quan trọng của những thỏa thuận tự do thương mại song phương.
Thứ tư, ông Trump muốn sử dụng các thỏa thuận thương mại để xóa bỏ tình trạng thâm hụt thương mại song phương với các nước đối tác chứ không phải là tập trung vào tiếp cận thị trường. Phương pháp sai lầm này bỏ qua thực tế là cân bằng thương mại làm cân bằng sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Kết quả là các đối tác tiềm năng bỏ cuộc bởi họ biết họ sẽ bị chỉ trích nếu các thỏa thuận thương mại tự do không mang lại cân bằng thương mại cho Mỹ.
Thứ năm, ông Trump đánh giá thấp rằng các đối tác thương mại châu Á sẽ không có sự lựa chọn nào khác, song thực tế là họ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc, châu Âu và duy trì TPP-11.
Đối với Hàn Quốc, ông Trump chỉ trích KORUS trong bối cảnh quan hệ đồng minh đang chịu sức ép chưa từng có bởi chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. Nỗ lực của ông Trump nhằm buộc Seoul đầu hàng với những đòi hỏi về thương mại của Mỹ đã làm giảm đi thiện chí của Hàn Quốc, không đem lại bất cứ lợi lộc gì cho các nhà xuất khẩu Mỹ.Như vậy, tác động tổng thể của chính sách thương mại "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump là các đối tác thân thiết nhất của Mỹ tại châu Á đang mở rộng nỗ lực tiến tới sự hội nhập kinh tế khu vực trong khi Mỹ đứng ở ngoài rìa.Với thông báo hồi tháng trước về việc đánh thuế đối với pin và các thiết bị năng lượng Mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, chính quyền Trump đã bảo vệ một số ít các nhà máy sản xuất pin năng lượng Mặt trời ở Mỹ, mà một trong số đó là nhà máy của Trung Quốc, làm mất khoảng 23.000 việc làm của công nhân Mỹ.
Động thái này có vẻ như châm ngòi cho sự trả đũa của Trung Quốc đối với các nhà sản xuất lúa miến của Mỹ- một nhóm các nhà sản xuất ở Trung Tây Mỹ xuất khẩu 79% sản phẩm này vào thị trường Trung Quốc. Bảo vệ công ty Trung Quốc với cái giá phải trả là mất việc làm của công nhân Mỹ chính là điển hình của việc "tự đá bóng vào lưới nhà".
Quyết định lớn tiếp theo của ông Trump đối với Trung Quốc liên quan đến thương mại là có nên sử dụng an ninh quốc gia như là cơ sở để bảo vệ nền công nghiệp nhôm, thép của Mỹ. Lý lẽ này quá mong manh đến nỗi mà chính Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng do dự.Các cựu quan chức của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và một số thành viên thuộc cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa cũng lo ngại như vậy. Họ nhất trí trong một lá thư chung gửi ông Trump rằng những nỗ lực bảo hộ nhằm vực dậy nền công nghiệp thép đã thất bại.
Nếu đánh thuế đối với thép nhập khẩu thì ông Trump sẽ làm hại nền kinh tế Mỹ, bởi làm tăng giá sản phẩm đầu vào của các nhà máy, cắt giảm nhân công sản xuất và tăng giá đối với người tiêu dùng.
Quan trọng nhất, dù các biện pháp bảo hộ có được tạo ra cẩn trọng như thế nào thì thuế cũng sẽ làm hại tới các đối tác quan trọng nhất mà Mỹ nhập khẩu phần lớn thép như Canada, Mexico, Đức, Hàn Quốc và Việt Nam, mà không phải là Trung Quốc- quốc gia mà Mỹ nhập khẩu rất ít thép.Cái giá của việc xa lánh đối tác sẽ trở nên rõ ràng khi Mỹ quay lại tìm kiếm sự ủng hộ (hoặc không chống đối) đối với việc Mỹ sử dụng những công cụ thương mại đơn phương để gây sức ép với Trung Quốc, buộc Trung Quốc từ bỏ những chính sách phân biệt đối xử.
Điểm trọng tâm trong chương trình nghị sự thương mại của chính quyền Trump tại châu Á là đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương, bảo đảm cân bằng thương mại với Trung Quốc và tái đàm phán KORUS.Mặc dù những nỗ lực này là sai lầm, song không làm gì cả cũng không phải là lựa chọn khôn ngoan. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tiến tới sự hội nhập kinh tế của riêng họ, dù có hay không có sự can dự của Mỹ.
Mỹ nên tìm cách tận dụng các sáng kiến hội nhập khu vực để hình thành những tiêu chuẩn cao đối với tự do hóa thương mại và đầu tư, làm tăng các lợi thế so sánh của Mỹ. Mục tiêu ít nhất là mở rộng cơ hội xuất khẩu cho các thành phần kinh tế phát triển nhất của Mỹ và thể hiện cho khu vực này thấy rằng Mỹ sẵn sàng thúc đẩy những thỏa thuận đôi bên cùng có lợi nhằm mang lại những lựa chọn khác cho khu vực vốn đang phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
Cuối cùng, mục tiêu của Mỹ ở châu Á là củng cố cơ chế kinh tế hội nhập, mở cửa mà các công ty Mỹ có thể cạnh tranh công bằng với các công ty khác khắp cả khu vực.Việc vạch ra tầm nhìn vững chắc và xây dựng sự ủng hộ của khu vực với tầm nhìn đó sẽ giúp Mỹ cải thiện khả năng tạo ra "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nông dân, ngư dân, chủ trang trại gia súc cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
Ông Trump đã đưa ra một số dấu hiệu về sự ủng hộ đối với chiến lược như vậy, đó là sự cởi mở ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos và khả năng Mỹ quay lại TPP. Giờ đã đến lúc để các cố vấn Nhà Trắng và thành viên Quốc hội Mỹ khuyến khích, ủng hộ điều này. Mỹ cần đưa ra một thỏa thuận thương mại của khu vực châu Á với tiêu chuẩn cao và ủng hộ công nhân Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tình tiết mới trong vụ điều tra cựu cố vấn tranh cử của Tổng thống Donald Trump
14:45' - 24/02/2018
Cựu cố vấn cao cấp cho Tổng thống Donald Trump trong giai đoạn tranh cử là Rick Gates đã nhận tội nói dối trong cuộc điều tra liên quan người từng phụ trách chiến dịch tranh cử của ông Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu cố vấn tranh cử của Tổng thống Donald Trump đối mặt với các cáo buộc mới
14:04' - 23/02/2018
Người từng phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Paul Manafort, và cộng sự Rick Gates đã phải đối mặt với các cáo buộc mới về trốn thuế và gian lận ngân hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo kinh tế chính thức đầu tiên dưới thời Tổng thống D.Trump
09:27' - 22/02/2018
Trong báo cáo kinh tế chính thức đầu tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế số 1 thế giới này sẽ đạt mức 3,1% trong năm 2018...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác với Trung Quốc
11:28' - 10/02/2018
Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố trên khi tiếp Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Dư luận về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump. Bải 2: Một số dư luận
06:30' - 10/02/2018
Tại Mỹ, kết quả của cuộc thăm dò dư luận công bố ngay sau khi Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang cho thấy đại đa số cử tri Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với bài phát biểu này.
-
Kinh tế Thế giới
Dư luận về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump. Bài 1: Những nội dung chính
05:30' - 10/02/2018
Tổng thống Mỹ nói: “Tối hôm nay, tôi kêu gọi mọi người gác lại bất đồng, tìm kiếm điểm chung, khơi dậy sự đoàn kết mà chúng ta cần truyền ra công chúng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.