Malaysia cần các biện pháp kinh tế chưa từng có tiền lệ (Phần 2)
Ngân hàng trung ương thực hiện các động thái táo bạo
Đây là lúc để ngân hàng trung ương xem xét chính sách “helicopter money” – cấp tiền mặt thẳng tới tay người dân – thông qua việc tạo ra nhiều tiền cơ sở hơn và bơm trực tiếp tiền vào nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) không thể bảo thủ trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện tại mà cần chuẩn bị để can thiệp mạnh mẽ, không chỉ để giải quyết các cú sốc kinh tế tức thì mà còn tái thiết lập kỳ vọng của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng và ngăn chặn các cú sốc hiện tại phát triển thành cuộc khủng hoảng niềm tin kéo dài.
Một động thái táo bạo như chính sách “helicopter money” sẽ báo hiệu rõ ràng rằng chính phủ và BNM đã được chuẩn bị để làm bất cứ điều gì nhằm ngăn chặn sự sụp đổ mang tính hệ thống, qua đó giúp tăng cường niềm tin của người dân vào nền kinh tế trong tương lai.
Tuy nhiên, cần thận trọng, ví dụ, bất kỳ việc bơm tiền trực tiếp tới tay người dân không nên chảy vào lĩnh vực bất động sản. Gói kích cầu tiền tệ nên được thiết kế với tiêu chí giảm thiểu tối đa rủi ro thổi phồng bong bóng bất động sản mới và thậm chí tỷ lệ nợ cao hơn như đã từng xảy ra sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Ưu tiên chính sách người lao động Malaysia
Những ai nên nhận trợ cấp từ khoản tiền ngân sách? Ông Liew Chin Tong cho rằng Chính phủ nên hỗ trợ các doanh nghiệp, trước hết giúp họ trả một phần tiền lương nhân công nhằm tạo sự ổn định. Có thể gọi đây là giai đoạn chữa cháy, nhưng giai đoạn này không thể kéo quá dài. Mục đích của việc hỗ trợ các doanh nghiệp là nhằm bảo vệ việc làm cho người dân Malaysia.
Hàng triệu người Malaysia sẽ mất việc trong những tháng tới. Hàng chục nghìn người Malaysia làm việc tại Singapore và các nước trên thế giới mất việc và trở lại Malaysia. Chính phủ phải có khả năng giúp những người này đảm bảo duy trì cuộc sống cho họ và gia đình, cùng với đó là tạo việc làm cho họ.
Sau giai đoạn chữa cháy đầu tiên này, hỗ trợ tiền lương chỉ nên áp dụng cho người dân Malaysia. Lúc này, Chính phủ có nghĩa vụ về mặt chính trị cũng như đạo đức là đảm bảo số lượng tối đa người dân Malaysia được tuyển dụng.
Tái cơ cấu và thúc đẩy chính sách công nghiệp ưu tiên
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Liew Chin Tong cho rằng đây là cơ hội để Malaysia phát triển ngành cung ứng y tế quy mô lớn hơn nhiều lần so với hiện tại, và nước này nên đầu tư ngân sách xây dựng và thúc đẩy nghiên cứu y học mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, để thực hiện được việc này cần phải có nguồn lực và đối tượng chịu trách nhiệm. Đối với Malaysia, đó là các doanh nghiệp đầu tư liên kết với chính phủ (GLIC) và các công ty liên kết với chính phủ (GLC). Tái cơ cấu danh mục ưu tiên của các doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng.
Các công ty này được phép làm những gì mà khu vực tư nhân có thể không được phép, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển công nghệ quốc phòng hay công nghệ y tế. Trong khi đó, các công ty này cũng cần tập trung đầu tư vào nền kinh tế Malaysia để tạo ra các lĩnh vực mới và tạo ra việc làm cho người Malaysia.
Về tổng thể, đối với các tập đoàn liên kết với Chính phủ này, lợi nhuận không phải là mục đích chính mà cần ưu tiên các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đồng thời, quá trình này cần có sự minh bạch để tránh rủi ro đạo đức và xung đột lợi ích.
Chuyên gia này nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong nền kinh tế cần được thể hiện rõ. Đó là hỗ trợ nhiều hơn cho ngành y tế, tạo việc làm và giúp những người bị mất việc, xây dựng các ngành công nghiệp mới thông qua chính sách công nghiệp mạnh mẽ cũng như đầu tư nghiên cứu và phát triển để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Theo cựu Thứ trưởng Liew Chin Tong, người dân Malaysia cần một chính phủ hoàn toàn hòa hợp, cảnh giác và nhanh nhẹn trong vai trò dẫn đường và lãnh đạo, biến Malaysia trở thành ngôi nhà an toàn cho tất cả người dân, cũng như xây dựng được các ngành công nghiệp mới, tạo việc làm cho người dân Malaysia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia có thêm gói kích thích kinh tế ứng phó với dịch COVID-19
18:31' - 06/04/2020
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố gói kích thích kinh tế trị giá 10 tỷ ringgit (khoảng 2,3 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng phó với tác động của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
BNM: Kinh tế Malaysia năm 2020 có thể tăng trưởng âm
16:00' - 03/04/2020
Ngày 3/4, Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) cho biết, nền kinh tế nước này có thể tăng trưởng âm 2% trong năm 2020 do hậu quả của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO dự báo đỉnh dịch COVID-19 tại Malaysia vào giữa tháng 4
16:40' - 02/04/2020
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2/4 dự báo đỉnh dịch COVID-19 tại Malaysia có thể vào giữa tháng 4 khi mà có dấu hiệu số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang chững lại.
-
Kinh tế tổng hợp
Malaysia có tổng số ca mắc COVID-19 nhiều nhất khu vực Đông Nam Á
16:56' - 29/03/2020
Malaysia hiện là quốc gia có tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 lên tới 2.470 trường hợp, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Malaysia, Anh, Nhật Bản "tung" gói cứu trợ kinh tế khổng lồ
18:10' - 27/03/2020
Malaysia, Anh, Nhật Bản đã công bố các gói cứu trợ khổng lồ trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra nhưng tác động tiêu cực lên nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia kéo dài lệnh phong tỏa đến giữa tháng 4
15:06' - 25/03/2020
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã gia hạn lệnh phong tỏa thêm 2 tuần đến ngày 14/4 trong bối cảnh các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17' - 04/07/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59' - 04/07/2025
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.