Máy ép rác C-Sea chính thức vận hành tại đảo Song Tử Tây, Trường Sa
Theo thông tin từ Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương - Trung tâm Tình nguyện quốc gia thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 17/4, chiếc máy ép rác C-Sea đầu tiên do các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương chế tạo đã chính thức vận hành tại đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa.
Sau 4 tháng nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Công ty cổ phần Phát triển công nghệ môi trường 3T Việt Nam với chi phí chế tạo khoảng 60 triệu đồng/máy nhằm tái chế rác thải nhựa, rác thải rắn trên các điểm đảo, nhà giàn và vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa.
* Ý tưởng sau những chuyến hải trình Máy ép rác C-Sea là ý tưởng được hình thành sau những chuyến đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương.Anh Trần Vũ Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương và cũng là Chủ nhiệm Dự án chế tạo máy ép rác C-Sea cho biết: Đã 7 lần đến với Trường
Sa, chính những chuyến hải trình trên biển, chứng kiến cảnh rác thải xả thẳng ra biển của các tàu cá hay khu vực giàn khoan tràn ngập túi nilon, vỏ chai nhựa trôi nổi trên mặt biển, đã thôi thúc anh làm một điều gì đó để cùng chung tay bảo vệ môi trường biển đảo.
Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo cùng 28 tỉnh thành ven biển cùng sự hoạt động trên 120.000 tàu cá các loại, hàng năm Việt Nam xả ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới (theo số liệu Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ngày 10/12/2018).Đồng thời, với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền (theo số liệu từ Viện nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam). Các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ hẹp, không có chỗ chôn lấp, trong khi khẩu phần mỗi người lính là gần 1.000 đồ hộp/năm, như vậy, trung bình trên quần đảo Trường Sa mỗi năm thải ra hàng triệu vỏ đồ hộp các loại.
Tại thềm lục địa phía Nam có 15 Nhà giàn DK1, diện tích sinh hoạt trên các nhà giàn rất eo hẹp, không có chỗ cho rác thải, trung bình mỗi năm thải ra hàng trăm nghìn vỏ đồ hộp các loại.
Qua thực tế và tìm hiểu, anh Trần Vũ Thành nhận thấy việc tập kết, xử lý rác thải tại các điểm đảo, nhà giàn rất khó khả thi do diện tích nhỏ hẹp, không có chỗ chứa rác thải. Tại các đảo lớn hơn cũng rất khó khăn trong việc xử lý các vỏ đồ hộp, túi nilon... chỉ có phương án làm giảm thể tích và vận chuyển vào bờ là hợp lý.Đồng thời, những phế liệu này khi thu gom, bán cho các cơ sở tái chế cũng gây được nguồn quỹ không nhỏ cho bộ đội làm kinh phí bổ sung các dụng cụ thể thao như: bóng đá, bóng chuyền…
Sau hải trình ra đảo đầu năm 2019, anh Trần Vũ Thành cùng với các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương đã quyết tâm chế tạo máy ép rác thải vô cơ. * Phù hợp với thực tế biển đảoTheo Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương Trần Vũ Thành, việc tìm kiếm giải pháp công nghệ không khó vì công nghệ, thiết bị đều sẵn có và đáp ứng được yêu cầu, vấn đề là thiết kế để phù hợp với môi trường biển đảo, đặc biệt, sử dụng những vật liệu chống ăn mòn, chịu được môi trường muối biển, dễ dàng vận hành, bảo trì, sửa chữa.
Ngoài ra, thiết bị phải đáp ứng với lực ép đủ mạnh để xử lý được nhiều loại rác từ mềm nhẹ như vỏ chai nhựa đến cứng hơn như nhôm và sắt. Sau các lần thử nghiệm thực tế, lực ép tối ưu của máy đã đạt từ 8-10 tấn.
Một vấn đề khác cần tính đến là điện năng của máy, bởi nguồn điện trên các đảo và các nhà giàn rất hạn chế, các kỹ sư không chuyên của Câu lạc bộ đã áp dụng 2 giải pháp: Phiên bản 1 dùng điện tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ điện 2,2kW/giờ, mỗi khối ép mất 5 phút, tiêu thụ khoảng 185W. Phiên bản 2 dùng kích tay, không dùng điện nhằm tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu khắc nghiệt tại các đảo, nhà giàn cũng cần phải tính đến bởi gió, nước biển mặn rất dễ làm hư hỏng, ăn mòn các trang thiết bị làm bằng kim loại. Do đó, máy ép rác C-Sea được làm bằng thép không gỉ và các vật tư cũng lựa chọn loại chịu được muối mặn, những phần bảng điện được bảo vệ bằng hộp kín. Đồng thời, toàn bộ thiết bị còn được sơn chống gỉ nhiều lớp để bảo vệ. Trọng lượng máy cũng được các thành viên Câu lạc bộ tính đến sao cho phù hợp nhất do điều kiện vận chuyển tới các đảo, nhà giàn rất khó khăn, từ tàu lớn phải chuyển qua xuồng nhỏ mới vào đến đảo. Trên các điểm đảo, nhà giàn chỉ có sức người, không có thiết bị hỗ trợ vận chuyển.Các kỹ sư của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương phải tính toán thiết kế tối ưu, sử dụng những vật liệu nhẹ. Máy C-Sea TT1 – cấp cho các đảo nổi có trọng lượng 250 kg hoàn toàn phù hợp với điều kiện vận chuyển tại các điểm đảo, nhà giàn chật hẹp hiện tại.
Anh Trần Vũ Thành cho biết: Hiện đã cơ bản nghiên cứu chế tạo hoàn thành máy C-Sea TT2 thiết kế riêng cho các đảo chìm và sẽ tiếp tục đưa ra các đảo để sử dụng thời gian tới, máy C-Sea TT2 có trọng lượng nhẹ hơn, khoảng từ 150-180kg. Máy ép rác C-Sea được thiết kế đơn giản tối ưu, chỉ với 3 nút bấm, tạo điều kiện cho bộ đội trên các đảo, nhà giàn dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Ngoài ra, đi kèm theo máy ép rác, các thành viên Câu lạc bộ cũng cung cấp số lượng lớn bao tải phân loại và dây thít.Theo đó, phế liệu sắt sẽ đựng trong bao màu đỏ, phế liệu nhựa sẽ đựng trong bao màu xanh. Với những khối ép hình chữ nhật kích thước dưới 1m3 sẽ dễ dàng và gọn gàng cho việc lưu trữ và vận chuyển vào đất liền.
Anh Trần Thái Sơn, Phó Chủ nhiệm Dự án chế tạo máy ép rác C-Sea cho biết: Để đảm bảo vệ sinh trong điều kiện lưu trữ lâu trên đảo, dự án còn cung cấp chế phẩm vi sinh xử lý vi khuẩn Mediapag-20 để phun lên bề mặt, nhằm diệt khuẩn. Chế phẩm này được Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ứng dụng thành công trên đảo từ năm 2017./.>>> Cảnh báo về hạt nhựa siêu nhỏ xâm chiếm vùng núi hẻo lánh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vật liệu xây dựng phục vụ vùng biển đảo
11:43' - 14/02/2019
Đặt mục tiêu phát triển đa dạng các loại vật liệu xây dựng cơ bản, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhóm công trình ven biển và hải đảo,
-
Phân tích doanh nghiệp
TTXVN và PVN tổ chức triển lãm ảnh “Biển đảo Tổ quốc”
16:19' - 15/11/2018
Ngày 15/11, Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi đã phát biểu trong lễ khai mạc triển lãm ảnh “Biển đảo Tổ quốc” tại Đà Nẵng do TTXVN và PVN phối hợp tổ chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cảnh báo đỏ về lạm dụng kháng sinh toàn cầu
08:35'
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 25/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
THACO Chu Lai trao tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách ở Quảng Nam
10:35' - 24/11/2024
THACO Chu Lai đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Nam, Ban CHQS các huyện, thành phố xây tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/11
05:00' - 24/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 24/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Những điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
15:10' - 23/11/2024
Một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư là tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi.
-
Đời sống
Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm ở trẻ em
14:21' - 23/11/2024
Các ca bệnh cúm gia cầm ở người, với nguồn lây nhiễm không rõ ràng, được dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện.
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48' - 23/11/2024
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/11
05:00' - 23/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hà Nội: Gần 150 bộ hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ
15:00' - 22/11/2024
Theo những người cao tuổi sống lâu năm ở ngõ 167 Tây Sơn, những bộ hài cốt vừa mới phát hiện cũng như những bộ hài cốt phát hiện trước đây đều có niên đại khá lâu, khoảng 50-70 năm về trước.