Mô hình dự trữ chiến lược phòng ngừa khủng hoảng của Thụy Sỹ (Phần 2)

07:00' - 05/04/2020
BNEWS Trưởng khoa Miễn dịch tại Bệnh viện Đại học ở BernMartin Bachmann hiện đang kêu gọi một quy trình phê duyệt đơn giản hóa để cho phép sản xuất vắc-xin càng nhanh càng tốt.
Máy trợ thở CPAP do các nhà nghiên cứu của Đại học College London (UCL) phối hợp với các kỹ thuật viên đội đua Công thức 1 Mercedes sáng chế Ảnh: AFP/TTXVN 

* Rủi ro và trách nhiệm

Tuy nhiên, không có hệ thống nào là hoàn hảo. Nhà nghiên cứu Hauri cho rằng việc dự trữ bắt buộc chỉ có ích nếu hàng hóa đúng với số lượng được yêu cầu và đúng nghĩa vụ. Điều đó đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng và thường xuyên.

Trong một số lĩnh vực quan trọng, Thụy Sỹ cũng giống như các nước láng giềng, đã thất bại trong việc dự trữ máy thở. Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà chức trách Thụy Sỹ đã biết rằng lượng dự trữ máy thở sẽ không đủ. Quốc gia này cần gấp bốn lần số lượng hiện có trong ba tháng tới.

Bộ trưởng Y tế Alain Berset nói rằng khả năng áp dụng các biện pháp thắt chặt giống như ở Pháp hoặc Tây Ban Nha chưa bao giờ được loại trừ hoàn toàn đối với Thụy Sỹ, nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông Berset cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ không kết thúc vào giữa tháng Năm.  

Sẽ là sai lầm khi cho rằng dịch bệnh sẽ tấn công, qua đi, rồi biến mất. Các chuyên gia nhận định dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 sẽ đeo bám và giải pháp duy nhất là phát triển vắc-xin và sẽ mất nhiều thời gian. Ông kêu gọi người dân Thụy Sỹ duy trì cách sống linh hoạt và khiêm tốn.

Khoa Miễn dịch tại Bệnh viện Đại học ở Bern đã nghiên cứu vắc-xin từ tháng 1/2020. Trưởng khoa Martin Bachmann hiện đang kêu gọi một quy trình phê duyệt đơn giản hóa để cho phép sản xuất vắc-xin càng nhanh càng tốt.

Trong khi đó, Peter Burkhard, nhà miễn dịch học có phòng thí nghiệm tư nhân ở bang Basel City, cũng đã phát triển tiền thân của vắc-xin COVID-19, đã được thử nghiệm trên động vật và hiện ông đang tự mình thử nghiệm. 

Ông Burkhard hy vọng điều này sẽ đẩy nhanh quá trình chứng nhận. Không đợi cho đến khi các thí nghiệm trên động vật được hoàn thành, ông tự tiêm thí nghiệm vắc-xin cho mình. Và trong vòng 4 tuần ông sẽ có thể chứng minh vắc-xin cũng tạo ra được kháng thể ở người.

Nhà nghiên cứu Burkhard cũng nói lên cảm tưởng cho dù biết rủi ro nhiễm bệnh khi tự thử nghiệm chính mình: "Phải có vắc-xin càng sớm càng tốt! Bởi càng lâu bao nhiêu thì càng có thêm nhiều người chết bấy nhiêu”. Lời phát biểu của ông đã gây nên sự xúc động cao độ cho hàng nghìn trái tim người dân Thụy Sỹ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục