Mở "luồng xanh" đưa hàng hoá Việt ra thế giới
Dịch COVID-19 đã tấn công hầu hết các quốc gia trên thế giới suốt thời gian qua; trong đó, có Việt Nam khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng chủ lực gặp khó khăn và xúc tiến thương mại cũng từ đó bị ngưng trệ.
Trước bối cảnh này, xúc tiến thương mại trực tuyến được xem là hướng đi tất yếu và nhận được sự ủng hộ từ phía doanh nghiệp nhằm thúc đẩy kết nối phục hồi sản xuất, mở rộng thị trường.
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chùm bài viết về Xúc tiến thương mại trực tuyến trong bão dịch với góc nhìn đa chiều từ sự linh hoạt của nhà quản lý đến sự tham gia của doanh nghiệp trước một hình thức xúc tiến thương mại mới.
Bài 1: Mở "luồng xanh" đưa hàng hoá Việt Nam ra thế giới Trong khi nhiều tỉnh, thành phố vẫn đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 thì trên mặt trận kinh tế, Việt Nam lại ghi nhận lần đầu tiên xuất khẩu theo hình thức “sàn thương mại điện tử xuyên biên giới” trên nền tảng do người Việt Nam xây dựng và vận hành.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gợi mở "bối cảnh dịch bệnh hiện nay cũng là một thời cơ để đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, xã hội số". Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã tiên phong trong việc xúc tiến thương mại trực tuyến mở "luồng xanh" đưa đặc sản Việt Nam từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng quốc tế, tạo kênh hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận mọi thị trường.
*Xuất khẩu trên Internet Có lẽ đây là lần đầu tiên Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới lâm vào tình trạng bế quan toả cảng khi phải đối diện với dịch COVID-19. Hàng nghìn giao dịch, hội nghị, hội thảo, giao thương, hội chợ triển lãm nhằm xúc tiến thương mại, đầu tư tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ... phải hủy hoặc hoãn thực hiện.Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn nội tại, với sự vào cuộc của cả hệ thống từ cơ quan quản lý Nhà nước tới sự đồng lòng của doanh nghiệp, bước đầu xúc tiến thương mại trực tuyến đã manh nha khởi động qua những buổi giao thương trực tuyến và tiến tới là hoạt động xúc tiến xuất khẩu qua Internet.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ: Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các quốc gia đóng cửa phòng dịch khiến hàng loạt các hoạt động giao thương trực tiếp truyền thống không thực hiện được. Vì vậy, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan xúc tiến thương mại nước ngoài đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số vào xúc tiến thương mại. Qua đó, đã tổ chức trên 500 hội nghị xúc tiến thương mại quốc tế bằng hình thức trực tuyến. Kết quả là trên 1 triệu phiên giao thương trực tuyến được thực hiện, hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã được hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tuyến với các đối tác trên khắp 5 châu lục gồm 55 thị trường xuất khẩu của Việt Nam; trong đó có các thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng châu Phi, Australia. Ngoài ra, hoạt động giao thương trực tuyến cũng đã kịp thời hỗ trợ các địa phương có nông sản phụ thuộc mùa vụ cao như Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La, Cà Mau, Đắk Lắk, Sóc Trăng tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử Sendo, Shopee, Voso.vn… Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nông dân, đồng thời thu hút đầu tư vào chế biến, sản xuất nông sản tại địa phương.Vì vậy, doanh nghiệp cần có sản phẩm đủ khả năng, tiềm năng xuất khẩu với giá thành cạnh tranh và nâng cao thứ hạng gian hàng, tăng khả năng quảng bá sản phẩm.
Hơn nữa, do tính cạnh tranh trong thương mại điện tử rất khốc liệt nên doanh nghiệp cần số hóa tất cả điểm tiếp xúc để tương tác với người mua hàng, qua đó hỗ trợ tốt cho các khâu từ marketing đến bán hàng, chăm sóc khách hàng... Nhằm đổi mới hình thức, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, Cục Xúc tiến thương mại đang xây dựng và thiết lập hoàn chỉnh ứng dụng Hệ sinh thái về xúc tiến thương mại (App). Đây là nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng vào hoạt động xúc tiến thương mại một cách toàn diện. Sắp tới, Cục sẽ triển khai thí điểm hình thức mới là tham gia hội chợ từ xa – lựa chọn các hội chợ có uy tín, được triển khai tại nội địa các nước và khu vực đã kiểm soát được dịch bệnh để xây dựng gian hàng trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.Từ đó, tạo điều kiện trực tiếp quảng bá sản phẩm đến khách hàng quốc tế và sử dụng công nghệ để kết nối giao dịch giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với khách nước ngoài thăm quan gian hàng.
Ngoài ra, Cục còn hợp tác với các sàn thương mại điện tử uy tín trên thế giới như Amazon, Alibaba, Global Sources nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí xúc tiến xuất khẩu và giới thiệu thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và nhà nhập khẩu toàn cầu. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, mặc dù đã đổi mới nhưng các hình thức xúc tiến hiện đại còn hạn chế; quy mô hoạt động còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Cùng với đó, hoạt động xúc tiến thương mại chưa có sự liên kết thành một hệ sinh thái giữa doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại với nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành. Để hỗ trợ doanh nghiệp, trong năm 2021, Bộ Công Thương sẽ đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại, ưu tiên triển khai các đề án xúc tiến thương mại quốc gia, các hoạt động với những thị trường sớm khôi phục sau dịch COVID-19.Đồng thời, Bộ tập trung đẩy mạnh xúc tiến tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, thị trường có thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, EU, Hoa Kỳ…
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp và thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường kỹ thuật số. Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý doanh nghiệp thường xuyên cải thiện chất lượng hàng hóa, sản phẩm; quy cách đóng gói đáp ứng nhu cầu từ các nhà phân phối, nhà nhập khẩu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin mặt hàng xuất khẩu, nhà phân phối, nhà nhập khẩu tiềm năng cũng như nâng cấp, bảo dưỡng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị để kết nối giao thương trực tuyến đạt hiệu quả cao./. Xem thêm:>>Xúc tiến thương mại trực tuyến - Bài 2: "Cánh tay phải của người khổng lồ"
>>Xúc tiến thương mại trực tuyến - Bài 3: Đòn bẩy cho doanh nghiệp kết nối, xây dựng thương hiệu
>>Xúc tiến thương mại trực tuyến - Bài cuối: "Chìa khoá vàng" để vượt bão
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn kết nối xúc tiến thương mại các loại nông sản
12:40' - 19/07/2021
Ngày 19/7, tại huyện Chi Lăng, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Lạng Sơn năm 2021.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế Vietnam Expo lần thứ 30
16:08' - 09/04/2021
Hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế (Vietnam Expo) lần thứ 30 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 14 -17/4 tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Xúc tiến thương mại những mặt hàng nông nghiệp đặc sản
13:03' - 19/01/2021
Năm 2021, tỉnh Tiền Giang tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 70.500 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07'
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51'
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19'
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.