Mối lo dư cung vẫn “ám ảnh” thị trường dầu mỏ tuần qua
Trong phiên giao dịch đầu tuần (27/2), giá dầu thế giới chỉ nhích nhẹ giữa bối cảnh một số nhà đầu tư lạc quan về khả năng giá dầu mỏ sẽ tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đà tăng của giá dầu có phần bị hạn chế bởi nguy cơ nguồn cung dầu mỏ tiếp tục gia tăng.
Sang phiên giao dịch ngày 28/2, giá dầu thế giới đi xuống do các nhà đầu tư lo ngại về tình hình nguồn cung dầu mỏ của Mỹ quá dư thừa.Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 24/2 vừa qua đã tăng thêm 5 giàn so với tuần trước đó, lên 602 giàn khoan, mức cao nhất kể từ tháng 10/2015.
Đây là một dấu hiệu cho thấy Mỹ vẫn đang đẩy mạnh sản lượng nhằm "tranh thủ" giá "vàng đen" đang phục hồi. Tình hình này khiến các nhà phân tích lo ngại rằng nguồn cung dầu mỏ toàn cầu sẽ tiếp tục dôi dư.
Trong phiên giao dịch ngày 1/3, giá dầu thế giới giảm sâu hơn khi lượng dầu dự trữ của Mỹ đạt mức cao kỷ lục đã phần nào lấn át những đồn đoán rằng thị trường dầu sẽ tái cân bằng trước những dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Lượng dầu dự trữ của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã tăng 1,5 triệu thùng hồi tuần trước. Dù mức tăng thấp hơn dự đoán, song kho dầu dự trữ của Mỹ vẫn chạm mức cao kỷ lục 520,2 triệu thùng sau tám tuần tăng liên tiếp.Lượng dầu dự trữ của Mỹ ngày càng đầy lên đã làm dấy lên những lo ngại rằng tốc độ tăng cầu đối với mặt hàng này có thể chưa đủ để giải quyết tình trạng dư cung trên toàn cầu, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới.
Tới phiên giao dịch ngày 2/3, giá dầu thô thế giới giảm hơn 2% sau khi số liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga không thay đổi trong tháng Hai vừa qua.Điều đó đồng nghĩa với việc nước này thực hiện “lỏng lẻo” cam kết thỏa thuận toàn cầu nhằm hạn chế khai thác để giảm tình trạng dư dôi trên thị trường.
Khép lại phiên cuối tuần, giá dầu thế giới lấy lại đà phục hồi, nhờ sự yếu đi của đồng USD. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, sau khi số liệu về sản lượng dầu mỏ tại Nga cho thấy sự thiếu “mặn mà” của nước này đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 82 xu (1,5%) lên 55,90 USD/thùng; còn giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) tăng 72 xu (1,4%) lên 53,33 USD/thùng.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng Nga, sản lượng khai thác dầu mỏ trong tháng Hai vừa qua của nước này không thay đổi so với mức 11,11 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2017, tương ứng với mức cắt giảm khai thác 100.000 thùng/ngày, hay chỉ tương đương 1/3 mức cam kết cắt giảm của Moskva với OPEC./.>>>Kho dầu dự trữ Mỹ cao kỷ lục đẩy giá dầu thế giới đi xuống
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên cuối tuần
16:02' - 03/03/2017
Trong phiên chiều 3/3, giá dầu trên thị trường châu Á đã tăng nhẹ giữa bối cảnh đồng USD rời khỏi mức đỉnh của 7 tuần.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm khi đồng USD mạnh lên
08:43' - 03/03/2017
Giá dầu thô thế giới trong phiên 2/3 giảm hơn 2% sau khi số liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga không thay đổi trong tháng Hai vừa qua.
-
Hàng hoá
Giá dầu 1/3 giảm trước khi Mỹ công bố số liệu dự trữ dầu chính thức
16:27' - 01/03/2017
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch chiều ngày 1/3 khi sản lượng dầu của Mỹ có xu hướng tăng đã gây sức ép đối với thị trường.
-
Hàng hoá
Iran: OPEC sẽ không được lợi nếu giá dầu trên 55 USD/thùng
09:13' - 25/02/2017
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho rằng các quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không được hưởng lợi nếu giá dầu đạt trên 55 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước thông tin dự trữ dầu tại Mỹ tăng tuần thứ 7 liên tiếp
16:17' - 24/02/2017
Trong phiên ngày 24/2, thị trường dầu châu Á đi xuống trước số liệu cho thấy dự trữ dầu tại Mỹ tăng tuần thứ bảy liên tiếp nhưng ở mức thấp hơn dự đoán của các chuyên gia đưa ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.