Môi trường kinh doanh mới giai đoạn hậu COVID-19
Đa số chủ doanh nghiệp và người lao động đã từng trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây. Mỗi cuộc khủng hoảng là khác nhau và sau mỗi cuộc khủng hoảng, các doanh nhân và công ty phải điều chỉnh hoạt động để phục hồi. Mặc dù vậy, cú sốc đối với thế giới kinh doanh lần này thật đáng ngại.
Với các quốc gia chiếm hơn 50% GDP thế giới đang bị phong tỏa, sự sụp đổ của hoạt động thương mại nghiêm trọng hơn nhiều so với các cuộc suy thoái trước đây.
Tương lai sau khi các biện pháp phong tỏa chấm dứt vô cùng bấp bênh, người tiêu dùng lo lắng, sự gián đoạn làm giảm hiệu quả hoạt động và những quy định sức khỏe mới sẽ khắt khe hơn. Về lâu dài, các công ty “sống sót” sẽ phải làm chủ một môi trường mới do cuộc khủng hoảng tạo ra.Việc ứng phó với dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy ba xu hướng: Áp dụng mạnh mẽ công nghệ mới, bước thụt lùi không thể tránh khỏi của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự gia tăng đáng lo ngại của sự độc quyền.
Sự thay đổi nổi bật là những tập đoàn khổng lồ gia nhập dịch vụ công cộng. LVMH, nhà sản xuất nước hoa Dior, đang sản xuất nước sát khuẩn tay. Nhà sản xuất ô tô General Motors muốn sản xuất cả máy thở và xe bán tải.Người sáng lập Alibaba đang phân phối khẩu trang trên toàn thế giới. Các đối thủ trong lĩnh vực bán lẻ đang hợp tác với nhau để đảm bảo các siêu thị có hàng.
Rất ít công ty niêm yết công khai những thiệt hại tài chính do kinh doanh bị đóng băng, do đó các nhà phân tích Phố Wall dự báo lợi nhuận chỉ giảm nhẹ trong năm 2020. Tuy nhiên, cần thận trọng trước những dự đoán này. Trong cuộc suy thoái kinh tế trước, 2/3 các công ty lớn của Mỹ có doanh số sụt giảm.Trong quý tồi tệ nhất, mức giảm trung bình là 15% so với cùng kỳ năm trước. Lần này, tỷ lệ sụt giảm phổ biến ước tính ở mức trên 50% khi các khu phố mua sắm nhộn nhịp giờ đây vắng bóng người và các nhà máy bị đóng cửa.
Nhiều chỉ số cho thấy tình hình tồi tệ. Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm 1/3, lượng ô tô và linh kiện được vận chuyển trên các tuyến đường sắt của Mỹ đã giảm 70%. Hàng trong kho và lượng tiền mặt của nhiều công ty chỉ đủ tồn tại trong 3-6 tháng, kết quả là họ đã bắt đầu sa thải người lao động.Trong hai tuần đến ngày 28/3, 10 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Ở châu Âu, khoảng 1 triệu doanh nghiệp đã vội vã xin khoản trợ cấp nhà nước để hỗ trợ tiền lương cho các lao động phải nghỉ làm. Các khoản cổ tức và đầu tư bị cắt giảm.
Sự suy sụp lây lan đến cả các chuỗi thương mại nội địa. Nhà bán lẻ H&M đang yêu cầu hoãn trả tiền thuê mặt bằng, gây tổn thương cho các công ty bất động sản thương mại.Một số chuỗi cung ứng có sự tham gia của nhiều quốc gia đang bị đình trệ vì nhà máy đóng cửa và các biên giới bị kiểm soát. Biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch của Italy đã làm gián đoạn dòng chảy toàn cầu của mọi thứ, từ phô mai đến các bộ phận của máy bay phản lực.
Trong hai cuộc suy thoái vừa qua, khoảng 1/10 các công ty trên toàn cầu có xếp hạng tín dụng “vỡ nợ”. Sự tồn tại của các doanh nghiệp giờ đây phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, bảng cân đối kế toán và khả năng tiếp cận các khoản cho vay, bảo lãnh và viện trợ của chính phủ - lên tới 8.000 tỷ USD ở các nền kinh tế phương Tây lớn.Nếu công ty bán bánh kẹo hoặc chất tẩy rửa, triển vọng là tốt. Nhiều công ty công nghệ cũng đang chứng kiến nhu cầu gia tăng.
Các công ty nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn nhất. 54% các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã tạm thời đóng cửa hoặc dự kiến sẽ đóng cửa trong 10 ngày tới. Các công ty này không có khả năng tiếp cận thị trường vốn. Không có các mối quan hệ ở cấp cao, họ cũng khó nhận được sự trợ giúp của chính phủ.Cho đến nay, mới chỉ 1,5% gói trợ giúp trị giá 350 tỷ USD của Mỹ dành cho các doanh nghiệp nhỏ được giải ngân và nỗ lực cứu trợ của Anh cũng chậm chạp. Các ngân hàng đang vật lộn để giải quyết các quy định mâu thuẫn nhau và tình trạng tràn ngập các đơn xin vay.
Một khi phong tỏa chấm dứt, một giai đoạn mới sẽ bắt đầu. Các công ty sẽ hoạt động trở lại, nhưng ở mức vừa phải, Trung Quốc hiện nay chỉ hoạt động ở mức 80-90% công suất. Sự điều chỉnh linh hoạt, chứ không chỉ sức mạnh tài chính, sẽ là những lợi thế cho phép các công ty tăng tốc công suất.Điều đó có nghĩa là sắp xếp lại các dây chuyền ở nhà máy để tạo khoảng cách vật lý, giám sát từ xa và vệ sinh kỹ càng. Các công ty phải gặp gỡ trực tiếp người tiêu dùng sẽ cần tạo dựng lại lòng tin và sự an tâm cho khách hàng. Hơn 1/4 trong số 2.000 công ty hàng đầu thế giới có tiền mặt nhiều hơn nợ. Một số công ty sẽ mua các đối thủ để mở rộng thị phần hoặc đảm bảo nguồn cung và phân phối.
Công việc của ban lãnh đạo không chỉ là giữ cho các công ty hoạt động mà còn đánh giá triển vọng dài hạn. Cuộc khủng hoảng lần này thúc đẩy mạnh ba xu hướng.Đầu tiên, áp dụng nhanh hơn các công nghệ mới. Thế giới đang phụ thuộc vào thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và làm việc từ xa. Nhiều phát minh y tế "vẫy gọi", bao gồm các công nghệ chỉnh sửa gen.Thứ hai, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được sắp xếp lại, với tốc độ được đẩy nhanh hơn kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Apple chỉ có hàng dự trữ trong 10 ngày và nhà cung cấp chính của Apple ở châu Á, Foxconn, có 41 ngày.Các công ty sẽ tìm kiếm tấm đệm an toàn lớn hơn và địa điểm đặt các hoạt động sản xuất quan trọng “gần nhà” hơn bằng cách sử dụng các nhà máy tự động cao. Đầu tư kinh doanh xuyên biên giới có thể giảm 30-40% trong năm nay. Các công ty toàn cầu sẽ có thể có ít lợi nhuận hơn, nhưng có sức mạnh bền bỉ hơn.
Sự thay đổi dài hạn cuối cùng ít chắc chắn hơn và không được chào đón, đó là sự gia tăng của chủ nghĩa thân hữu trong giới doanh nghiệp khi tiền của chính phủ rót vào khu vực tư nhân song các công ty lớn chiếm ưu thế. 2/3 các ngành công nghiệp Mỹ đã trở nên tập trung hơn kể từ những năm 1990, làm suy yếu sức sống của nền kinh tế.Giờ đây, một số ông chủ hùng mạnh đang chào đón một kỷ nguyên mới của sự hợp tác giữa các chính trị gia và các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những công ty nằm trong danh sách các công ty ngày càng mở rộng và được coi là “chiến lược”. Xu hướng này có thể dẫn đến hối lộ nhiều hơn, giảm cạnh tranh và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Giống như tất cả các cuộc khủng hoảng, đại dịch COVID-19 sẽ qua đi và khi đó một làn sóng năng lượng kinh doanh mới sẽ được giải phóng./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ khó có thể mở cửa lại nền kinh tế vào đầu tháng 5/2020
08:07' - 14/04/2020
Ngày 13/4, các chuyên gia y tế công cũng như một số quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định mục tiêu mở cửa lại nền kinh tế Mỹ vào ngày 1/5 là không thực tế.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia cần các biện pháp kinh tế chưa từng có tiền lệ (Phần 2)
06:30' - 14/04/2020
Theo cựu Thứ trưởng Liew Chin Tong, Malaysia cần trở thành ngôi nhà an toàn cho tất cả người dân, cũng như xây dựng được các ngành công nghiệp mới, tạo việc làm cho người dân Malaysia
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia cần các biện pháp kinh tế chưa từng có tiền lệ (Phần 1)
05:30' - 14/04/2020
ông Liew Chin Tong nhận định nếu Malaysia không có biện pháp đối phó hiệu quả, nhiều người dân sẽ rơi vào nghèo đói và có thể dẫn tới bất ổn xã hội. Đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Fed khẳng định có công cụ để kinh tế Mỹ tránh rơi vào tình trạng giảm phát
19:37' - 13/04/2020
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày 13/4 cho biết cú sốc mang tên dịch COVID-19 đối với nền kinh tế sẽ không đẩy nước Mỹ vào kịch bản giảm phát vì Fed có các công cụ và sức mạnh để ứng phó.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàn Quốc và Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế song phương
17:35' - 13/04/2020
Hãng tin Yonhap đưa tin Hàn Quốc và Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 13/4 để trao đổi về các biện pháp mở rộng quan hệ kinh tế song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: WB dự báo kinh tế Mỹ Latinh giảm mạnh
08:19' - 13/04/2020
Ngày 12/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh sẽ giảm 4,6% trong năm 2020 do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11'
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43'
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41'
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.