Mỹ: Các nhà lập pháp kêu gọi Fed mở rộng chương trình cứu trợ
Nền kinh tế vẫn đang phục hồi chậm chạp với nhiều biến số không chắc chắn do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19. Số lượng công nhân bị sa thải và đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp đã vượt quá 14,5 triệu người.
Hiện nhiều nhà lập pháp đang yêu cầu Fed mở rộng chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn, bằng cách cho phép các công ty thế chấp tài sản thương. Các khách sạn và trung tâm mua sắm bị ảnh hưởng nặng nề có thể sẽ phải đóng cửa, khiến thêm nhiều người mất việc làm và gây thiệt hại lớn cho các địa phương trên khắp cả nước.
Van Taylor, thành viên Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa, cho rằng không hành động sẽ là “thảm họa cho người đóng thuế, người lao động và cộng đồng”. Theo ông, mục tiêu của các chương trình này là “cứu” công việc của những người nhân viên dọn phòng, giám sát ca làm việc và những nhân viên khác ở khách sạn.Fed đã công bố chương trình Main Street vào đầu tháng Tư như là một phần trong loạt chương trình tín dụng trị giá tới 2.300 tỷ USD để đảm bảo rằng các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế như sản xuất và lắp ráp ô tô, tin học, công nghệ, cơ khí chế tạo..., hộ gia đình, chính quyền bang và địa phương có thể tiếp tục vay giữa lúc nền kinh tế bị đóng cửa vì đại dịch.
Chương trình cho vay doanh nghiệp Main Street dành cho những doanh nghiệp có quy mô tối đa 15.000 nhân viên, doanh thu hàng năm 5 tỷ USD và đảm bảo có khả năng thanh toán trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.Theo chương trình này, các ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp vay, sau đó Fed mua lại các khoản vay này từ họ. Động thái này làm giảm rủi ro tín dụng cho giới ngân hàng, đồng thời “giải phóng” nhiều vốn hơn để tạo ra nhiều khoản vay hơn.
Fed cho biết sẽ mua 95% các khoản vay dành cho các công ty có khoản nợ cao, tăng từ mức 85% trước đó. Đối với những người đi vay có mức nợ thấp, Fed vẫn giữ mức mua lại 95% khoản vay như trước đó.Những doanh nghiệp hưởng lợi từ chương trình cho vay tới 600 tỷ USD này phải đáp ứng các quy định mà quốc hội yêu cầu theo khuôn khổ Đạo luật Hỗ trợ, cứu trợ và an ninh kinh tế (CARES) - một gói ngân sách hỗ trợ chống đại dịch COVID-19 trị giá 2.200 tỷ USD.
Theo các quy định này, để được hưởng gói cứu trợ, các doanh nghiệp không được trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình trong vòng một năm kể từ khi tất toán khoản vay và phải chấp nhận một số hạn chế đối với việc trả lương cho ban lãnh đạo.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhận định chương trình cho vay của Fed được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận vốn tín dụng để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, phần lớn trong số các chương trình đó vẫn chưa được triển khai, vì Fed đã trì hoãn việc ra mắt Main Street cùng những chương trình cho vay địa phương.
Trước lời kêu gọi của một nhóm hơn 100 dân biểu Hạ viện, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Steven Mnuchin cho biết họ đang “để ngỏ” khả năng mở rộng chương trình này cho các đối tượng doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng việc mở rộng chương trình cho vay sẽ mang lại nhiều rủi ro và chỉ có thể giúp các nhà đầu tư lớn của công ty thay vì người lao động.
Fed đang đối mặt với một tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Với viễn cảnh nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong thời gian tới, ngân hàng trung ương này phải cân đối lợi ích với những nguy cơ có thể xảy ra.
Các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh đã gây ra gián đoạn trong hoạt động kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và việc làm của người lao động. Thực trạng này đã đòi hỏi các nhà lập pháp đưa ra những chương trình viện trợ trích từ ngân sách liên bang với quy mô chưa từng có.
Vì vậy, nếu một công ty phá sản sau khi nhận được khoản vay khẩn cấp của chính phủ và không thể hoàn trả, người nộp thuế sẽ bị thiệt hại.Các nhà lập pháp đang thúc đẩy một cách tiếp cận khác đối với việc triển khai các khoản vay, với việc cho phép các công ty đủ điều kiện nhận khoản vay dựa trên tài sản thế chấp của công ty như tài sản thương mại, thay vì các thước đo về điều kiện tài chính và dòng tiền.
Điều kiện tài chính để công ty nhận được khoản vay là khả năng hoàn trả số tiền này sau khi cuộc khủng hoảng qua đi và nền kinh tế đã phục hồi.Tuy nhiên, Bharat Ramamurti, thành viên của Ủy ban Giám sát của Quốc hội về việc điều chỉnh các chương trình cứu trợ do Fed quản lý, lo ngại rằng Fed có thể khó định giá chính xác tài sản (của doanh nghiệp) ngay lúc này.
Bộ trưởng Steven Mnuchin thừa nhận Chính phủ có thể mất một phần trong số tiền đã chi ra, đây là tình huống nằm trong dự đoán, trong khi cũng có những tình huống mà thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Ông Mnuchin đã tán thành những kết quả đạt được từ khoản cứu trợ 425 tỷ USD dành cho các ngân hàng và nhà sản xuất ô tô trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, dưới thời Chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống Barack Obama.
Trong giai đoạn đó, Chính phủ đã mua cổ phần của các công ty và hoàn lại khoản lợi nhuận 15 tỷ USD vào ngân sách vài năm sau đó khi nền kinh tế phục hồi, các công ty hoàn trả các khoản vay và giá cổ phiếu của họ tăng trở lại.Giới quan sát nhận định, Fed có thể thực hiện các động thái “an toàn” như cung cấp khoản vay cho các công ty “thiên thần sa ngã”, cụm từ để chỉ những doanh nghiệp có tình hình tài chính vững chắc trước đại dịch, nhưng sau đó rơi vào tình trạng khan tiền trước tác động của các biện phong tỏa kinh tế để ngăn chặn dịch.
Tuy nhiên, trong trường hợp đó, ngân hàng trung ương có thể bị cáo buộc giúp đỡ các doanh nghiệp có thể tự đi vay trên thị trường tư nhân mà không cần đến viện trợ của chính phủ.Nhưng nếu cung cấp các khoản vay rủi ro hơn, Fed có thể bị coi là đang hỗ trợ các doanh nghiệp “xác sống” (zombie) đang hoạt động lay lắt và có nguy cơ vỡ nợ. Theo luật, Fed không được phép cung cấp khoản vay cho các công ty đã mất khả năng thanh toán./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mỹ sắp công bố gói cứu trợ bổ sung cho ngành hàng không
17:19' - 05/09/2020
Giữa bối cảnh nguồn tiền cứu trợ cạn kiệt mà sự phục hồi của ngành du lịch vẫn còn xa vời, các hãng hàng không và nghiệp đoàn đã vận động Chính phủ Mỹ bơm thêm 25 tỷ USD.
-
Ngân hàng
Chủ tịch Fed: COVID-19 nới rộng bất bình đẳng về thu nhập tại Mỹ
15:46' - 05/09/2020
Chủ tịch Fed bày tỏ sự lo ngại về việc các gia đình phải đối mặt với nguy cơ bị tịch thu nhà.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Các công ty viễn thông nhỏ phải chi 1,8 tỷ USD thay thế thiết bị Huawei, ZTE
08:16' - 05/09/2020
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn số liệu đánh giá của FCC cho biết tổng số tiền mà các công ty viễn thông nhỏ phải chi ra có thể lên tới 1,84 tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Tăng trưởng việc làm chậm lại trong tháng 8/2020
07:24' - 05/09/2020
Tăng trưởng việc làm của Mỹ đã chậm lại trong tháng 8/2020 do gói hỗ trợ tài chính của chính phủ hết hạn, đe dọa đà hồi phục của nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56' - 27/11/2024
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30' - 27/11/2024
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29' - 27/11/2024
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23' - 27/11/2024
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47' - 27/11/2024
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26' - 27/11/2024
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05' - 27/11/2024
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.