Mỹ: CPI tháng Bảy tăng 5,4% so với cùng kỳ
Ngày 11/8, theo dữ liệu do Bộ Lao động công bố, giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 0,5% trong tháng trước và 5,4% trong 12 tháng qua, tuy nhiên tốc độ tăng giá hằng tháng đã giảm mạnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một thước đo lạm phát được theo dõi chặt chẽ, đã tăng với tốc độ hằng tháng chậm hơn nhiều so với mức tăng 0,9% của tháng 6.
Mặc dù vậy, mức tăng trong 12 tháng của chỉ số CPI vào tháng 7 là 5,4%, khiến tỷ lệ lạm phát hằng năm cao nhất kể từ tháng 8/2008, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại làm tăng nhu cầu đối với nhiều loại sản phẩm.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu cho hoạt động đi lại, giải trí và khách sạn, ăn uống và các hoạt động tiêu dùng khác gần đây được thực hiện an toàn hơn nhờ vaccine ngừa COVID-19 đã thúc đẩy một tháng tăng giá nữa, phần lớn phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng lương thực tăng 0,7% trong tháng 7 và 3,4% trong 12 tháng qua, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,4% hàng năm được thống kê vào tháng liền kề trước đó.
Trong khi đó, giá thực phẩm đã tăng 0,8% trong tháng phản ánh nhu cầu tăng cao và tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đối với các nhà hàng. Giá năng lượng cũng tăng 1,6% với giá xăng tăng 0,6% sau khi tăng mạnh 2,9% vào tháng 6 và hiện cao hơn 39,1% so với cùng thời điểm một năm trước.
Giá xăng thường tăng trong mùa Hè do sự gia tăng mạnh của các hoạt động đi lại phục vụ giải trí, phục hồi từ mức thấp vào năm 2020.
Tuy nhiên, tốc độ lạm phát hằng tháng không tính đến giá thực phẩm và năng lượng đã giảm mạnh từ tháng 6. Chỉ số CPI, trừ những hàng hóa trên đã tăng 0,3% trong tháng 7, thấp hơn mức 0,9% so với tháng trước. Tháng 7/2021 cũng chứng kiến sự sụt giảm giá ô tô đã qua sử dụng và dịch vụ vận tải, vốn làm tăng đáng kể lạm phát hồi đầu năm.
Mức tăng giá chậm hơn trong một tháng cho thấy lạm phát đang bắt đầu giảm nhẹ, là một dấu hiệu đáng hoan nghênh đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden. Đảng Cộng hòa, với tham vọng giành lại quyền kiểm soát tại Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2022, đã đổ lỗi cho chính quyền và chương trình nghị sự kinh tế của đảng Dân chủ vì lạm phát cao gần đây.
Giá tiêu dùng cao hơn cũng đã làm sai lệch quan điểm của cử tri về việc Tổng thống Biden xử lý nền kinh tế vào thời điểm quan trọng đối với việc thúc đẩy dự luật cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội trị giá 3.500 tỷ USD.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đang phải đối mặt với áp lực, bao gồm từ một số quan chức ngân hàng hàng đầu, để bắt đầu nới lỏng kích thích tiền tệ được bơm vào nền kinh tế kể từ tháng 3/2020.
Chủ tịch FED Jerome Powell tháng trước cho biết ngân hàng sẽ sớm bắt đầu đưa ra kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu hằng tháng, nhưng các nhà lập pháp ở cả hai đảng và một số chủ tịch FED khu vực đã kêu gọi thực hiện kế hoạch này nhanh hơn./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Lạm phát của Mỹ có thể tăng cao và kéo dài hơn
07:50' - 29/07/2021
Ngày 28/7, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định lạm phát có thể tăng cao hơn và kéo dài hơn so với dự kiến khi nền kinh tế Mỹ phục hồi sau suy thoái do dịch COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát đe dọa sự phục hồi kinh tế ở Mỹ
05:30' - 26/07/2021
"Lạm phát xấu" là kết quả của nguồn cung hạn chế làm giảm sản lượng, đẩy giá hàng hóa lên cao và xói mòn thu nhập, dẫn đến nền kinh tế yếu hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.