Lạm phát đe dọa sự phục hồi kinh tế ở Mỹ
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ), có hai hình thức lạm phát. Do nhu cầu tăng nhanh hơn năng lực sản xuất của nền kinh tế, khiến nền kinh tế phát triển quá nóng. Hình thức này là "lạm phát tốt" bởi loại lạm phát này thường xuất hiện khi nền kinh tế trở nên mạnh hơn.
Ngược lại, "lạm phát xấu" là kết quả của nguồn cung hạn chế làm giảm sản lượng, đẩy giá hàng hóa lên cao và xói mòn thu nhập, dẫn đến nền kinh tế yếu hơn.
Phần lớn các cuộc tranh luận hiện nay về lạm phát là liệu hình thức thứ nhất, tức là nền kinh tế phát triển quá nóng, có sắp xảy ra hay không. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hiện cho rằng hình thức 'lạm phát xấu" đang là rủi ro lớn hơn đối với nền kinh tế.
Lạm phát đã tăng 5,4% - mức cao nhất trong 13 năm qua, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn giảm mạnh. Thậm chí trước khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lan rộng khiến thị trường chứng khoán lên xuống thất thường trong tuần này, một số lĩnh vực kinh tế nhạy cảm hơn đã suy yếu. Đây là những chuyển động thị trường báo trước nguy cơ suy thoái kinh tế.
Trong khi đó, dữ liệu kinh tế đã chuyển từ lạc quan sang trạng thái hỗn hợp. Hãng dự báo IHS Markit đã điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng quý II/2021 từ gần 12% vào đầu tháng Sáu xuống còn 8%.
Trường hợp điển hình của "lạm phát xấu" là khi xảy ra một cú sốc về năng lượng. Nguồn cung dầu mỏ tương đối ổn định trong ngắn hạn nên những nguy cơ gây gián đoạn sản xuất như như chiến tranh hoặc nhu cầu toàn cầu tăng cao có thể khiến giá dầu tăng lên.
Điều này vừa khiến cho các công ty phải giảm sản lượng, đồng thời đánh vào túi tiền người tiêu dùng. Hai lần lạm phát tăng cao như hiện tại là vào các năm 1990 và 2008, đều là hậu quả của những cú sốc dầu mỏ đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng suy thoái.
Mỹ đang trải qua một số cú sốc nguồn cung như vậy và đây là rào cản đối với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Các vấn đề về nguồn cung thể hiện rõ rệt nhất trong các lĩnh vực nhà ở và xe ô tô.
Hai lĩnh vực này thường dẫn đầu phục hồi nhờ nhu cầu bị dồn nén được giải phóng và lãi suất ngân hàng thấp. Tuy nhiên, lần này nhu cầu đó đang xung đột với nguồn cung bị hạn chế nghiêm trọng.
Một căn nhà diện tích tầm trung bình hiện được bán với giá khoảng 350.000 USD trong tháng Năm, tăng 15% so với tháng Một. Nhưng doanh số bán các căn nhà hiện có lại giảm trong giai đoạn này. Tình trạng thiếu đất, vật liệu xây dựng và lao động đang kìm hãm nguồn cung nhà ở.
Vào tháng Sáu, số lượng giấy phép xây nhà mới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Theo Đại học Michigan, người tiêu dùng đánh giá điều kiện để mua nhà bất lợi hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính 2007-2009.
Trong khi đó, giá một chiếc xe ô tô mới đã tăng 4,8% kể từ trước đại dịch, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 1985. Do nguồn cung bán dẫn bị gián đoạn, doanh số bán xe ô tô mới trong năm nay thấp hơn một chút so với năm 2019, và sản lượng xe mới thấp hơn 14%. Trong khi đó, giá xe cũ lại tăng chóng mặt.
Nhà cửa và xe ô tô là những mặt hàng rất nhạy cảm với các diễn biến thị trường. Doanh số bán lẻ nhìn chung vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch, phản ánh sự chuyển hướng chi tiêu của người tiêu dùng từ hàng hóa sang dịch vụ và hiệu quả của các biện pháp kích cầu. Với lượng tiền tiết kiệm và tài sản dự trữ ở mức cao kỷ lục, triển vọng của người tiêu dùng vẫn tốt.
Khi lạm phát cao, các nhà sản xuất xe hơi đã rút lại các chương trình khuyến khích bán hàng và các đại lý thường bán xe với giá cao hơn giá mà hãng niêm yết. Mặc dù giá gỗ xẻ và các vật liệu xây dựng khác đã giảm mạnh, nhưng các công ty xây dựng nhà ở không có kế hoạch chuyển những khoản tiết kiệm đó cho người tiêu dùng, thay vào đó họ chọn tăng tỷ suất lợi nhuận.
Khi thiếu hụt lao động trở thành vấn đề thì đối tượng hưởng lợi là người lao động, đặc biệt là đối với những công việc có mức lương thấp. Ví dụ như trong lĩnh vực nhà hàng, tiền lương đã tăng mạnh. Tuy nhiên, hầu hết các công ty chuyển chi phí lao động tăng thêm đó cho khách hàng.
Theo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh Atlanta, tăng trưởng lương trung bình quý II/2021 ở mức 3,2%, giảm một chút so với trước đại dịch, nhưng nếu điều chỉnh theo lạm phát thì tiền lương lại giảm 2%.
Các cuộc khảo sát cho thấy lạm phát cao hơn hiện là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng tại Mỹ. Tình trạng này cũng gây ra rủi ro về mặt chính trị đối với Tổng thống Joe Biden, ông đã phải lên tiếng yêu cầu Fed giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, các công cụ của Fed, cụ thể là tăng lãi suất cao hơn, lại khiến cho nhu cầu giảm xuống. Công cụ này không hiệu quả khi nguồn cung bị hạn chế.
Trên thực tế, việc tăng lãi suất khi đối mặt với cú sốc nguồn cung có thể làm trầm trọng thêm thiệt hại kinh tế và khiến cho tỷ lệ lạm phát trong tương lại rơi xuống mức quá thấp, giống như cách mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện vào năm 2008 do giá dầu cao.
Một lý do khiến thị trường "bất an" là nguy cơ Fed sẽ làm điều gì đó tương tự. Fed sẽ chưa thắt chặt chính sách tiền tệ trừ khi họ thấy giá cả tăng đột biến thúc đẩy một chu kỳ tăng trưởng mới của lạm phát tiền lương và giá cả. Đó sẽ là "khúc dạo đầu" cho một thời kỳ kéo dài, khi lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm lại./.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- lạm phát
- covid 19
- vaccine phòng covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức tài chính cảnh báo nguy cơ Mỹ sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ vào ngày 1/8 tới
11:43' - 24/07/2021
Chính phủ Mỹ sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ vào ngày 1/8 tới và buộc Bộ Tài chính nước này phải đưa ra "các biện pháp đặc biệt" cho đến khi quốc hội nâng mức trần nợ công.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chi 100 triệu USD để giải quyết các vấn đề di cư khẩn cấp
10:21' - 24/07/2021
Ngày 23/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép sử dụng 100 triệu USD để giải quyết các vấn đề di cư khẩn cấp liên quan đến tình hình tại Afghanistan.
-
Đời sống
Người Mỹ quan ngại chi phí sinh hoạt tăng cao
08:34' - 24/07/2021
Theo khảo sát mới nhất của Mạng lưới Hành động Mỹ (American Action Network), 88% số người được hỏi đã thể hiện sự lo lắng về chi phí sinh hoạt tăng trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Liệu áp lực lạm phát tại Mỹ có bị đánh giá thấp hơn thực tế?
14:24' - 23/07/2021
Giới chuyên gia đang lo ngại rằng chính sách quản lý lạm phát hiện thời của Fed không thể kiểm soát được lạm phát một cách hợp lý, thậm chí lặp lại các sai lầm trước đây.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không Mỹ đang chứng kiến lợi nhuận hồi phục
10:09' - 23/07/2021
Các hãng hàng không Mỹ đang chứng kiến lợi nhuận hồi phục và dự đoán sự gia tăng của biến thể Delta sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại trong nước, nhưng làm giảm hoạt động đi lại quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22' - 26/04/2025
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20' - 26/04/2025
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29' - 26/04/2025
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50' - 26/04/2025
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.