Mỹ: Đấu trí trong vấn đề ngân sách tài khóa 2020 (Phần 1)

06:30' - 21/03/2019
BNEWS Con số thực tế sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua, và với sự kiểm soát của đảng Dân chủ tại Hạ viện, ngân sách của chính quyền Tổng thống Trump dự kiến sẽ không thể “đi quá xa”, theo The Hill.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: EFE-EPA/TTXVN

Ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã đưa ra đề xuất ngân sách năm 2020 với Quốc hội Mỹ, trong đó yêu cầu cắt giảm các khoản chi cho viện trợ nước ngoài và Bộ Ngoại giao, đồng thời đề nghị tăng ngân sách cho quân đội và xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico

Tuy nhiên, kế hoạch chi tiết của Tổng thống đối với các khoản chi này cũng có thể là một “hướng dẫn” cho chương trình nghị sự của ông dưới sự chi phối của một Quốc hội đang bị chia rẽ, đồng thời cũng có thể là một lộ trình cho các cuộc “đấu tranh” về ngân sách sẽ diễn ra vào năm tới, nhất là khi sự chú ý sẽ chuyển sang cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tiếp theo. Dưới đây là vài điểm cần chú ý trong kế hoạch chi tiêu ngân sách của Tổng thống Trump. 

*Tăng chi tiêu quốc phòng

Chính quyền Tổng thống Trump chuẩn bị một sự thúc đẩy chi tiêu quốc phòng, một động thái sẽ có thể nhận được sự ủng hộ từ các thành viên đảng Cộng hòa. Nhưng liệu Tổng thống Trump có thể vượt qua một chiến thuật mà đảng Dân chủ cho là một "thủ thuật" khiến họ tin rằng sẽ cho phép cắt giảm đối với các chương trình trong nước hay không?

Bên cạnh đó Tổng thống Trump cũng kêu gọi tăng 4% cho chi tiêu quốc phòng lên tới 750 tỷ USD bằng việc sử dụng tài khoản khẩn cấp ở nước ngoài (OCO) để tránh các giới hạn về khoản tiền ngân sách được cấp được đưa ra trong luật hạn chế tài khóa 2011.

Đó là một cách để đáp ứng ưu tiên của đảng Cộng hòa trong việc tăng chi tiêu quân sự mà không tăng giới hạn chi tiêu đã được đặt ra vào năm 2011. Động thái này chủ yếu nhằm tăng chi tiêu quốc phòng mà không cần phải thỏa thuận với phe Dân chủ về việc tăng chi tiêu trong nước.

Nhà Trắng đang rất trông đợi vào kế hoạch của họ đối với tài khóa này. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện John Yarmuth (đảng Dân chủ) và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Adam Smith (đảng Dân chủ) đã phản đối kế hoạch của Nhà Trắng, cho rằng kế hoạch này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khoản đầu tư quan trọng khác đối với an ninh kinh tế và Chính phủ Mỹ.

Tài khoản OCO là chủ đề tranh cãi từ lâu - với mục đích dự định là nhằm phục vụ cho các cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông, nhưng các nhà chỉ trích, bao gồm một số thành viên đảng Cộng hòa đã “chế giễu” OCO như một quỹ đầu tư quân sự.

* Cắt giảm mạnh chi tiêu

Đề xuất thứ hai liên quan đến cắt giảm mạnh chi tiêu trong nước. Theo quy định về giới hạn ngân sách năm 2011, Nhà Trắng sẽ cắt giảm 55 tỷ USD cho chi tiêu trong nước và có thể đề xuất cắt giảm thêm nữa.   

Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia ông Larry Kudlow từng nói với hãng CNBC rằng ông hy vọng "thâm hụt sẽ thấp hơn như là một phần của GDP" và giảm 5% chi tiêu trong nước "trên tất cả lĩnh vực". Cho đến nay, Tổng thống Trump đã không ưu tiên cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, sau khi ký một dự luật cắt giảm thuế khổng lồ và tăng chi tiêu của chính phủ, Giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách Russell Vough đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với vân đề thâm hụt từ một tháng trước, đồng thời chỉ ra rằng khoản nợ quốc gia hiện là hơn 22.000 tỷ USD.

Ông Russell Vough nhấn mạnh rằng nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã không coi vấn đề trên là một lý do để thận trọng, cũng như không thừa nhận rằng Washington đang gặp vấn đề về chi tiêu và họ đã không “làm việc” với Tổng thống Trump để giải quyết vấn đề này. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách liên bang Maya MacGuineas cho rằng cần phải tập trung vào các khoản nợ, song cảnh báo rằng ngân sách nên tránh những “thủ thuật” và những mục tiêu không thể đạt được để tiết kiệm ngân sách./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục