Mỹ đầu tư 2 tỷ USD vào quỹ đầu tư quốc gia của Indonesia
Giám đốc điều hành IDFC Adam Boehler đã ký ý định thư nói trên trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan trong chuyến thăm Mỹ nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Trong một tuyên bố, Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư nhấn mạnh: “Trong khuôn khổ chương trình cải cách kinh tế, chính phủ Indonesia tiếp tục phát triển các lựa chọn về tài chính và đầu tư tư nhân vào các dự án chiến lược quốc gia và các ưu tiên khác. Sự hợp tác này sẽ tăng cường quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Indonesia.”
Chính phủ Indonesia hy vọng rằng khoản đầu tư của IDFC sẽ giúp thu hút các công ty Mỹ đầu tư vào Indonesia. Theo đó, IDFC sẽ hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Singapore để đầu tư vào SWF của Indonesia.
Chính phủ đặt mục tiêu công bố thành lập Cơ quan Đầu tư Indonesia vào tháng 1/2021 nhằm tăng cường thu hút đầu tư và hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Việc thành lập SWF đã được ghi trong Luật omnibus (đạo luật gồm nhiều nội dung) về tạo việc làm được Quốc hội thông qua hồi tháng Mười. Trước đó hôm 17/11, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho hay SWF sẽ cung cấp các quỹ chuyên biệt nhằm huy động 15 tỷ USD vốn đầu tư và tăng cường khả năng tiếp cận vốn toàn cầu của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Cấu trúc này đã được thông qua để thu hút các nhà đầu tư toàn cầu với nhiều lựa chọn khác nhau về độ rủi ro, lợi tức và thời gian đầu tư.Hồi đầu tháng Mười, bà Sri Mulyani cho biết Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị 75.000 tỷ rupiah (5,1 tỷ USD) vốn ban đầu cho SWF, trong đó có 30.000 tỷ rupiah tiền mặt và phần còn lại dưới dạng cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước (SOE) và các tài sản nhà nước khác.
Indonesia đã công bố kế hoạch thành lập SWF từ lâu trước khi Luật omnibus được thông qua. Tính đến nay, UAE và tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đã bày tỏ quan tâm đầu tư vào quỹ này. Trong khi chính phủ tỏ ra lạc quan về SWF, các chuyên gia lại cho rằng công tác quản lý quỹ sẽ đòi hỏi sự thận trọng nhằm ngăn chặn rủi ro đạo đức từng khiến quỹ đầu tư quốc gia 1Malaysia Development Berhad (1MDB) của Malaysia bị sa lầy. Nhà kinh tế cao cấp Aviliani thuộc Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) khẳng định SWF có thể tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Indonesia, vốn bị cản trở bởi sự không chắc chắn của các quy định. Tuy nhiên, quỹ cần được triển khai và giám sát cẩn trọng để tránh bất kỳ rủi ro nào./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Quỹ đầu tư PYN Elite Fund (Non-Ucits) giảm tỷ lệ sở hữu tại BSC
10:01' - 19/11/2020
Quỹ PYN Elite Fund (Non-Ucits) đã bán 171.680 cổ phiếu BSI
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn VVS 2020 hứa hẹn thu hút nhiều quỹ đầu tư quốc tế
09:58' - 17/11/2020
Đây là diễn đàn đối thoại thường niên giữa các quỹ đầu tư trong và ngoài nước với cơ quan tham mưu cho Chính phủ và cộng đồng start-up, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Quỹ đầu tư phát triển địa phương thành kênh huy động vốn quan trọng
18:42' - 12/11/2020
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được đánh giá là tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả và đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.