Mỹ: Giới chuyên gia cảnh báo việc sớm mở cửa lại nền kinh tế có thể phản tác dụng
Giới quan sát và một số nhà đầu tư cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét sẽ mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ như thế nào khi thời gian đóng cửa kéo dài 15 ngày sẽ kết thúc vào tuần tới sẽ có thể phản tác dụng, nếu số ca tử vong tăng cao hơn khiến người dân không muốn ra ngoài.
Một tuần trước, Tổng thống Trump đã ban hành hướng dẫn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 trong 15 ngày, trong đó có hạn chế hoạt động đi lại không cần thiết. Cùng lúc đó, hoạt động kinh tế đã thưa dần ở nhiều bang. Tuy nhiên, nhìn vào tình trạng nhiều việc làm bị "cuốn đi" và thị trường chứng khoán lao dốc, Tổng thống Trump đã bày tỏ lo ngại về tác động của các biện pháp giới hạn nói trên đối với thể trạng trong dài hạn của nền kinh tế. Viết trên trang Twitter cá nhân mới đấy, ông Trump cho biết khi thời kỳ đóng cửa 15 ngày kết thúc, chính phủ sẽ quyết định hướng đi tiếp theo. Theo ông Axel Merk, Giám đốc đầu tư của công ty tư vấn tài chính Merk Investments, việc Tổng thốngTrump muốn sớm mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ sẽ không được các nhà đầu tư chào đón. Nhiều người trong số này vẫn lo lắng về những diễn biến không chắc chắn và ảnh hưởng kinh tế của dịch COVID-19.Ông Merk cho rằng phản ứng của thị trường sẽ khá xấu vì nhà đầu tư đã học được rằng cách tiếp cận như trên không hiệu quả. Theo chuyên gia này, từ quan điểm y học, các chính phủ phải phá vỡ đà tăng số ca bệnh theo cấp số nhân thông qua các chính sách cách ly người dân trong nhà.
Bà Jennifer Pline, người đứng đầu mảng quản lý tài sản của công ty đầu tư Cambridge Trust, cho biết còn quá sớm để đánh giá liệu có nên mở lại nền kinh tế trong thời điểm dịch bệnh còn lây lan hay không. Theo bà, những biện pháp mới được áp dụng nghiêm ngặt nên nước Mỹ vẫn cần thêm thời gian để giảm thiểu tốc độ lây nhiễm của virus SARS-COV-2 và tạo đà hồi phục cho nền kinh tế. Ông Gregory Daco, Giám đốc kinh tế tại công ty tư vấn Oxford Economics, cho biết ngay cả khi lệnh hạn chế được dỡ bỏ, các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ vẫn rất thận trọng. Thị trường tài chính sẽ vẫn chịu căng thẳng. Và nếu phần còn lại của thế giới vẫn đang bị phong tỏa, chính nước Mỹ có thể sẽ còn “lạc lõng” hơn. Giới quan sát cảnh báo rằng một quyết định sai lầm tại thời điểm này có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, vẫn có những người cho rằng nền kinh tế cần được mở cửa trở lại. Chuyên gia John Lekas thuộc công ty tư vấn Leader Capital nói rằng nếu kinh tế Mỹ tiếp tục bị ngừng trệ trong vòng 60 ngày nữa, có thể sẽ không còn bất cứ hoạt động kinh tế hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào cho người Mỹ nữa. Tương tự, ông Rob Arnott, người sáng lập công ty quản lý tài sản Research Associates cho biết số lượng việc làm mất đi và những khó khăn kinh tế khác đến từ các lệnh hạn chế di chuyển cùng nhiều biện pháp khác có thể gây hại hơn chính dịch bệnh. Song các biện pháp đều đã được thực hiện và người dân đang tỏ ra lo sợ COVID-19, đồng nghĩa là chính phủ sẽ không thể lùi bước. Các nhà kinh tế tại Đại học Northwestern và Đại học Freie của Đức cũng đưa ra ước tính rằng chính sách ngăn chặn dịch bệnh mạnh mẽ ở Mỹ có thể khiến cuộc suy thoái sau đó sâu sắc hơn. Nhưng nó sẽ cứu được khoảng 600.000 người. Những ước tính ban đầu về ảnh hưởng kinh tế của dịch bệnh lên nền kinh tế lớn nhất thế giới càng trở nên ảm đạm trong những ngày gần đây. Chủ tịch chi nhánh St. Louis của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông James Bullard mới đây đã cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể lên tới 30% và sản lượng kinh tế quý II có thể chỉ bằng một nửa so mức trung bình trước đó. Fed chi nhánh Atlanta cũng dự báo tăng trưởng doanh thu quý II/2020 của các doanh nghiệp Mỹ giảm xuống dưới 0%, từ mức 5% trong quý IV/2019, mức giảm theo quý mạnh nhất trong 6 năm, kể từ khi cuộc khảo sát về Tính bất ổn của các doanh nghiệp nhỏ do ngân hàng này thực hiện được triển khai lần đầu. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 đã giảm 3% trong phiên 23/3. Như vậy chỉ số này đã giảm hơn 30% so với mức cao nhất ghi nhận vào ngày 19/2 và đang ở mức thấp chưa từng thấy kể từ cuối năm 2016. Giới quan sát cho biết S&P 500 đã mất gần như tất cả mức tăng đạt được kể từ trước khi Tổng thống Trump đắc cử vào năm 2016./. Xem thêm:>>Cập nhật tin tức mới nhất về dịch do virus Corona tại đây
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: EU chưa tìm được đồng thuận về kế hoạch giải cứu kinh tế
08:21' - 25/03/2020
Ngày 24/3, các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã không thống nhất được các biện pháp xử lý khủng hoảng để giúp các nước chống lại cú sốc kinh tế trước sự bùng phát của dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Mỹ khuyến cáo người dân tự cách ly 14 ngày khi rời New York
08:13' - 25/03/2020
Ngày 24/3, nhóm đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng đã kêu gọi những người đã rời New York thời gian gần đây nên tự cách ly và theo dõi thận trọng trong vòng 14 ngày để ngăn chặn dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: EU cảnh báo các chiêu lừa trên mạng
08:08' - 25/03/2020
Ngày 24/3, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cảnh báo người tiêu dùng không mua trên mạng bất kỳ loại thuốc nào được đồn thổi có thể điều trị dịch bệnh COVID-19 vì có thể gây các tác hại nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Đức tuyên bố sớm vực dậy nền kinh tế sau dịch COVID-19
08:08' - 25/03/2020
Chính phủ Đức sẽ thực hiện các biện pháp để phục hồi kinh tế sớm nhất có thể ngay sau khi các doanh nghiệp được phép mở cửa hoạt động trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Đại gia" bán lẻ Mỹ tạo ra cơn sốt mua sắm dịp cuối năm
16:14' - 30/11/2024
Hàng dài người xếp hàng chờ đợi trong tiết trời buốt giá để sở hữu các sản phẩm liên quan đến series sản phẩm “Eras Tour” của nữ ca sĩ nổi tiếng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ tăng lương tối thiểu năm 2025
16:13' - 30/11/2024
Chính phủ nước này đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 6,5% vào năm 2025 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động mua sắm trực tuyến khởi sắc trong lễ Tạ ơn
15:58' - 30/11/2024
Người tiêu dùng toàn cầu đã chi 33,6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Botswana trở thành trung tâm chứng nhận kim cương để xuất khẩu sang G7
15:13' - 30/11/2024
Botswana đã được cấp phép thành lập một trung tâm xác minh sau các cuộc thảo luận "chuyên sâu" với Nhóm kỹ thuật kim cương G7.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đặt mục tiêu về FTA mở rộng với Trung Quốc
14:20' - 30/11/2024
Nghị sĩ Thomas Aeschi, Chủ tịch phái đoàn EU-EFTA, ngày 29/11 cho biết thỏa thuận thương mại tự do mở rộng giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào triển khai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.