Mỹ sẽ ưu tiên hàng đầu sản xuất trang thiết bị phòng dịch do virus Corona chủng mới
Chính phủ Mỹ sẽ ban hành một luật phòng vệ liên bang để đẩy mạnh sản xuất mặt nạ, găng tay, áo choàng và các thiết bị bảo hộ khác nhằm tăng cường khả năng phòng chống dịch viêm đường hô hấp COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra tại nước này.
Cụ thể, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar đã phát biểu trong một cuộc họp tại Nhà Trắng vào ngày 28/2 rằng Washington sẽ sử dụng Luật Sản xuất Quốc phòng khi cần thiết để cho phép các hợp đồng đặt hàng chính phủ được ưu tiên hàng đầu.
Trước đó, các nguồn tin đã cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét vận dụng các ưu tiên đặc biệt trong luật hiện hành để nhanh chóng thúc đẩy hoạt động sản xuất các vật liệu quan trọng cho an ninh quốc gia hoặc các lý do khác.
Số ca nhiễm dịch COVID-19 tại Mỹ hiện là 64 người, hầu hết trong số họ là hành khách trở về từ tàu du lịch Diamond Princess đã bị cách ly ở Nhật Bản trước đó.
Tại một cuộc họp báo trực tiếp, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói rằng các bệnh nhân đều đang được điều trị và có tiến triển tốt.
Tuy nhiên, có nhiều quan ngại rằng Mỹ đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 khi ngày 28/2, giới chức y tế bang Oregon đã xác nhận một trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại bang này.
Theo thông báo, bệnh nhân là là một cư dân sống tại hạt Washington và chưa từng du lịch tới quốc gia có dịch bệnh, hay tiếp xúc với bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào.
Đây là trường hợp thứ 3 nhiễm virus SARS-CoV-2 không tiếp xúc với nguồn bệnh tại Mỹ. Hai trường hợp trước đó là tại bang California.
Giới chức y tế Mỹ đang xem xét khả năng đây là trường hợp lây lan trong cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc chính quyền chưa tìm ra được nguồn lây nhiễm.
Một nguồn tin giấu tên cho biết ông Anthony Fauci, bác sĩ đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, phát biểu trước Hạ viện Mỹ rằng tình trạng lây lan “ổn định” của SARS-CoV-2 có thể đồng nghĩa là bệnh dịch sẽ tiếp tục lây lan tại Mỹ.
Ông Fauci cũng cảnh báo các nhà lập pháp rằng hiện nước này không có đủ tài nguyên cho hoạt động xét nghiệm.
Trong một diễn biến liên quan, nguồn thạo tin từ Quốc hội Mỹ ngày 28/2 cho biết Hạ viện Mỹ trong tuần tới có thể bỏ phiếu về một dự luật khẩn cấp nhằm cung cấp tài chính cho công tác đối phó với dịch COVID-19.
Nguồn tin cho hay, những người xây dựng dự luật này đang tìm cách thông qua khoản ngân sách từ 6-8 tỷ USD để phục vụ hoạt động phòng chống dịch. Số tiền này cao hơn rất nhiều so với con số 2,5 tỷ USD trước đó Nhà Trắng đã đề xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Ca thứ hai tại Mỹ nhiễm virus SARS-CoV-2 không tiếp xúc với nguồn bệnh
08:27' - 29/02/2020
Giới chức y tế Mỹ đã xác nhận trường hợp thứ hai nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại bang California chưa tới các nước có dịch hoặc có mối liên hệ hay tiếp xúc với các ca bệnh trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thiếu thuốc điều trị người nhiễm virus SARS-CoV-2
14:23' - 28/02/2020
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 27/2 thông báo lần đầu tiên xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus Corona chủng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của Mỹ không tiếp xúc với nguồn bệnh
09:46' - 27/02/2020
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại Mỹ không trở về từ vùng dịch, nước ngoài hay có tiếp xúc với người nhiễm bệnh trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Phe Dân chủ đề nghị chi 8,5 tỷ USD để ứng phó với dịch COVID-19
07:51' - 27/02/2020
Khoản ngân sách được đề xuất này nhiều hơn 3 lần so với số tiền 2,5 tỷ USD mà chính quyền Tổng thống Donald Trump yêu cầu, trong đó có khoản tiền 1,25 tỷ USD tài trợ mới
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu
10:50'
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu từ 20/5/2022.
-
DN cần biết
Sắp tổ chức tư vấn xuất khẩu thủy sản sang thị trường RCEP
10:15'
Xuất khẩu thuỷ sản luôn đứng trong top ngành tận dụng được các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do; trong đó, có Hiệp định RCEP.
-
DN cần biết
Việt Nam tìm hiểu cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư tại tỉnh Northern Cape, Nam Phi
09:25'
Ngày 24/5, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi đã dẫn đầu đoàn công tác gồm các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nam Phi tham dự hội thảo về đầu tư ASEAN.
-
DN cần biết
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Anh thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường
07:44'
Diễn đàn thảo luận về triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, năng lượng tái tạo,…
-
DN cần biết
VCCI đề xuất bỏ kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử
19:12' - 25/05/2022
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến thực hiện trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn.
-
DN cần biết
Làm rõ quy định kê khai, nộp thuế thay với hoạt động khai thác tài sản đảm bảo
17:08' - 25/05/2022
Quy định tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền mặt theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP hiện nay không còn phù hợp.
-
DN cần biết
Hợp đồng điện tử giúp nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh
16:02' - 25/05/2022
Đi cùng tốc độ phát triển của thương mại điện tử, giao dịch thương mại truyền thống ứng dụng hợp đồng điện tử có chứng thực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kinh doanh và tiếp cận khách hàng.
-
DN cần biết
Nhiều doanh nghiệp Australia quan tâm đến đầu tư vào Việt Nam
13:31' - 25/05/2022
Đại sứ quán Việt Nam tại Australia phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và chính quyền bang Victoria tổ chức Hội thảo Diễn đàn đầu tư Việt Nam.
-
DN cần biết
Tư vấn xuất khẩu sang thị trường châu Phi
13:30' - 25/05/2022
Tại phiên tư vấn, đại diện các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi sẽ thông tin về tình hình một số thị trường thủy sản quan trọng của Việt Nam ở châu Phi.