Mỹ tìm cách khắc phục tình trạng thiếu chip bán dẫn
Kết quả khảo sát mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 25/1 cho thấy tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn, nguyên liệu không thể thiếu trong hàng loạt ngành công nghiệp trọng yếu và thiết yếu, sẽ còn kéo dài tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và buộc giới chức Mỹ phải có giải pháp khắc phục sớm.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, trong vài tuần tới sẽ hợp tác với các ngành sản xuất công nghiệp liên quan để tìm ra giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trong bối cảnh nhu cầu về nguyên liệu này ngày càng cao, cao hơn tới 20% so với năm 2019.
Số liệu khảo sát cho thấy trong năm 2021, những loại chip bán dẫn chủ chốt dành cho sản xuất công nghiệp chỉ đáp ứng đủ dự trữ trung bình cho khoảng 5 ngày trong khi số lượng dự trữ trung bình hồi năm 2019 là 40 ngày.
Theo giới chuyên gia, lượng chip bán dẫn dự trữ ít như vậy là rất đáng lo ngại bởi chỉ cần nguồn này cạn kiệt một lần cũng có thể khiến cả chuỗi cung ứng tê liệt.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã kêu gọi Quốc hội nước này sớm thông qua Dự luật Đổi mới và Cạnh tranh, để Chính phủ Mỹ có nguồn ngân sách khoảng 52 tỷ USD đầu tư cho việc đẩy mạnh sản xuất chip bán dẫn trong nước và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, vốn đã trở nên rất bấp bênh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Với việc nguồn chip bán dẫn dự trữ còn ít như hiện nay, không ít các công ty của Mỹ có thể sẽ đối mặt với tình trạng tê liệt dây chuyền sản xuất các mặt hàng như ô tô, thiết bị y tế hay đồ gia dụng điện tử như ti vi, tủ lạnh mà hệ lụy là họ buộc phải cho lao động nghỉ việc.
Hiện một số công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đã công bố đầu tư khoảng 80 tỷ USD vào sản xuất chip bán dẫn trong nước từ nay tới năm 2025 và việc đưa các ngành công nghệ cao, trong đó việc đưa ngành sản xuất chíp điện tử về trong nước cũng là một trong những ưu tiên của chính quyền của Tổng thống Biden.
Từ nhiều năm nay, các hãng sản xuất của Mỹ đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn chip bán dẫn từ các chuỗi cung ứng đặt tại châu Á. Giới chuyên gia cho rằng nước Mỹ sẽ không thể ngay lập tức giải quyết được vấn đề đòi hỏi công nghệ cao này, thậm chí trong vòng 6 tháng tới và trước mắt, chính những người dân tiêu dùng sẽ là những người thiệt hại đầu tiên do cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Intel xây dựng nhà máy sản xuất chip tại bang Ohio (Mỹ)
20:25' - 25/01/2022
Ngày 25/1, hãng sản xuất chip Intel cho biết sẽ đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng nhà máy mới ở bang Ohio (Mỹ).
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành sản xuất chip Mỹ chuẩn bị cho khả năng hạn chế xuất khẩu sang Nga
15:11' - 20/01/2022
Nhà Trắng đã yêu cầu ngành công nghiệp sản xuất chip của Mỹ chuẩn bị cho các hạn chế mới đối với xuất khẩu sang Nga, nếu căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục “nóng thêm”.
-
Ô tô xe máy
Khủng hoảng chip điện tử khiến doanh số bán ô tô châu Âu giảm kỷ lục
16:37' - 18/01/2022
Doanh số bán ô tô tại Liên minh châu Âu (EU) đã chứng kiến mức giảm mới trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip điện tử.
-
Công nghệ
Nguồn cung chip sẽ khan hiếm trong năm 2022, đặc biệt là trong nửa đầu năm
09:32' - 18/01/2022
Giám đốc Công nghệ của nhà sản xuất xe sang Daimler, Markus Schaefer, dự kiến nguồn cung chip sẽ vẫn khan hiếm trong suốt năm 2022, đặc biệt là trong nửa đầu năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27'
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...