Mỹ - Trung "đình chiến" thương mại: Có nên vội mừng? (Phần 2)
Ngày 17/5 vừa qua, tại phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện thái độ ôn hòa trong cuộc tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Tuy nhiên, ông Trump sau đó ngay lập tức đã đưa ra những tuyên bố nhằm đe dọa Trung Quốc, bày tỏ nghi ngờ về sự thành công của đàm phán thương mại Trung - Mỹ.
Tổng thống Donald Trump thừa nhận trong lĩnh vực kinh tế thương mại, Mỹ - Trung duy trì hợp tác tốt đẹp là vô cùng quan trọng và hai nước cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng và chế tạo, mở rộng thương mại và sự cho phép vào thị trường của hàng nông sản, tăng cường hợp tác bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ.
Tại cuộc hợp báo sau cuộc gặp với phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Tổng thống Trump cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu ông xem xét lại biện pháp cấm vận đối với Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE) và vì quan hệ giữa hai người tốt đẹp, xuất phát từ sự tôn trọng ông nên đã đáp ứng yêu cầu của ông Tập Cận Bình. Thế nhưng, ngay khi lời tuyên bố sẽ ra tay cứu ZTE của Tổng thống còn chưa dứt lời, cùng ngày, Ủy phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua đề án sửa đổi, yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ cấm vận ZTE.
Các nhà phân tích Trung Quốc nhận định dư luận bên ngoài cho rằng chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ hòa hoãn. Thế nhưng, đây chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong sóng ngầm vẫn không ngớt. Biểu hiện cụ thể là cũng trong ngày 17/5, cũng tại phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng, trong khi tiếp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “dội gáo nước lạnh” vào sự thành công của đàm phán thương mại Trung - Mỹ. Ông Donald Trump phê phán các nước như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU)… do được “nuông chiều” trong vấn đề thương mại nên sinh “hư”, khiến nước Mỹ bị bóc lột trong nhiều năm qua và thề sẽ không để tình trạng này tái diễn.
Giới phân tích Trung Quốc nêu rõ, điều đáng nói là trước đó có tin phía Trung Quốc đã đưa ra phương án cụ thể với ông Donald Trump, đảm bảo mỗi năm cắt giảm 200 tỷ USD thặng dư thương mại của Trung Quốc trong trong trao đổi thương mại với Mỹ. Hiển nhiên, trong đó bao gồm cả biện pháp Trung Quốc mua hàng hóa của Mỹ và Công ty sản xuất máy bay Boeing của Mỹ sẽ được lợi.
Thế nhưng, truyền thông chính thống của Trung Quốc phủ nhận, nêu rõ hai nước Trung - Mỹ đều không chịu nhượng bộ trong những vấn đề trọng điểm.
Ngày 18/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nêu rõ, tin đồn liên quan là không chính xác. Theo giới phân tích Trung Quốc, sự xuất hiện của những tin đồn liên quan và tuyên bố của ông Donald Trump từ mềm dẻo đến cứng rắn đã phản ánh Mỹ đang ngầm gây sức ép, buộc Trung Quốc phải đưa ra sự nhượng bộ lớn hơn. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sóng ngầm trong chiến tranh thương mại Trung - Mỹ không ngừng nghỉ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Báo Mỹ: Quan chức Mỹ - Triều Tiên có kế hoạch gặp nhau tại Singapore
08:02' - 24/05/2018
Báo Washington Post đưa tin giới chức Mỹ đang lên kế hoạch tới Singapore vào cuối tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Đăng cai thượng đỉnh Mỹ-Triều thể hiện sức mạnh mềm của Singapore
06:30' - 24/05/2018
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không chỉ là sự kiện trọng đại đối với Singapore, mà còn chứng tỏ sự thành công trong chính sách đối ngoại cũng như sức mạnh "mềm" của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé.
-
Kinh tế Thế giới
Thế kẹt của Hàn Quốc giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 24/05/2018
Xét trên quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và hai đối tác lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chắc chắn sẽ chịu tác động không nhỏ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
-
DN cần biết
Mỹ, Trung Quốc đạt thỏa thuận sơ bộ giải cứu ZTE
07:45' - 23/05/2018
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để tránh cho hãng sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc rơi vào nguy cơ phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ Mỹ thiệt hại 1 tỷ USD do các biện pháp đáp trả thương mại của Nga và Nhật Bản
19:24' - 22/05/2018
Nga và Nhật Bản có thể sẽ đáp trả kế hoạch tăng thuế nhập khẩu nhôm, thép của Mỹ bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt có thể khiến phía Mỹ thiệt hại tổng cộng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hy vọng không có thêm xáo trộn trong quan hệ thương mại với Mỹ
07:33' - 22/05/2018
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc khẳng định các điểm được thống nhất trong các vòng đàm phán và tham vấn thương mại Mỹ- Trung vừa qua đảm bảo lợi ích của người dân hai nước cũng như toàn thế giới.
-
Hàng hoá
Quan hệ thương mại Mỹ-Trung sáng lên, thị trường năng lượng khởi sắc
19:07' - 21/05/2018
Trong phiên giao dịch chiều ngày 21/5, giá dầu tại thị trường châu Á tăng trong bối cảnh tuyên bố chung của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã phần nào giúp hạ nhiệt căng thẳng quan hệ song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16' - 04/04/2025
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02' - 04/04/2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19' - 04/04/2025
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.