Mỹ yêu cầu WTO cho phép trừng phạt thương mại với Indonesia
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 6/8, Mỹ đã yêu cầu WTO cho phép Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với Indonesia sau khi WTO ra phán quyết nghiêng về phía Mỹ trong một tranh chấp thương mại với “quốc gia vạn đảo”.
Năm ngoái, cả Mỹ và New Zealand đều “thắng” trong vụ kiện lên WTO về việc Indonesia đưa ra các quy định giới hạn nhập khẩu đối với thực phẩm, trái cây, thịt bò và các sản phẩm gia súc, gia cầm… Sau đó, Indonesia cũng thua khi kháng cáo. Trong một thông báo, Mỹ cho biết Indonesia đã không thực hiện phán quyết của WTO, do đó Washington đang theo đuổi các biện pháp trừng phạt để lấy tiền bồi thường thiệt hại cho phía Mỹ.Theo một ước tính và phân tích sơ bộ, chính sách giới hạn nhập khẩu của Jakarta đã khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tới 350 triệu USD trong năm 2017.
Tuy nhiên, Oke Nurwan, một quan chức của Bộ Thương mại Indonesia, khẳng định nước này đã thực thi phán quyết của WTO và những quy định về nhập khẩu thực phẩm của Indonesia đã được điều chỉnh. Thông thường tiến trình đòi bồi thường cần mất nhiều năm và hiện "quốc gia vạn đảo" đang vận động hành lang để Mỹ đưa quốc gia này vào danh sách các nước được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), dự kiến sẽ giúp giảm thuế cho lượng hàng hóa xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD của Indonesia. Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết sẽ nước này sẽ hạ hàng rào thương mại đối với mặt hàng táo Mỹ như một phần trong nỗ lực để thương lượng về GSP với Washington. Trong khi đó, tin tức cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/8 tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ áp đặt với Iran là "các biện pháp hà khắc nhất từ trước đến nay".Ông Trump nêu rõ đến tháng 11 tới các biện pháp này sẽ được nâng lên một mức khác, đồng thời nhấn mạnh "bất kỳ ai làm ăn với Iran sẽ không được làm ăn với Mỹ".
Trước đó ngày 6/8, Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp, theo đó áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Tehran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký giữa Tehran và nhóm P5+1.
Sắc lệnh nêu rõ chính sách của Washington là "gây sức ép tối đa về kinh tế" đối với Iran. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn để ngỏ khả năng đưa ra một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran đồng thời sẵn sàng gặp các nhà lãnh đạo Iran "bất kỳ lúc nào".
Phản ứng về động thái trên của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cùng ngày 6/8 tuyên bố Iran sẽ khiến Mỹ phải "hối tiếc" vì đã áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với nước cộng hòa Hồi giáo này.
Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước, nhà lãnh đạo Iran cho rằng đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump đàm phán trực tiếp với Tehran là một "chiêu trò" và chỉ nhằm gây chia rẽ ở Iran.
Ông Rouhani nhấn mạnh việc "đàm phán trong khi áp đặt trừng phạt không có ý nghĩa gì", đồng thời cho rằng chính quyền Mỹ "không đáng tin cậy để tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào"./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ngành than Mỹ quan ngại tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu
14:36' - 27/06/2018
Các công ty khai thác than Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng cuộc tranh chấp thương mại leo thang giữa Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc có thể sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Những nguy cơ từ tranh chấp thương mại đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu
07:46' - 12/06/2018
Theo tổ chức Conference Board, rủi ro về chính sách thương mại đã thế chỗ những rủi ro về tài chính và kinh tế trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành nông nghiệp Mỹ “lao đao” vì vấn đề tranh chấp thương mại
12:46' - 08/06/2018
Ngành nông nghiệp Mỹ đang đối mặt với tương lai không mấy “tươi sáng” khi bất đồng thương mại chưa có dấu hiệu lắng dịu giữa Washington và nhiều quốc gia, gồm cả những “bạn hàng” lớn của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.