Năm 2018, GDP tăng 7,08%
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố về tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%. Khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao.Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017. Nuôi trồng thủy sản tăng khá, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính cả năm đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,7%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.Kết quả tăng trưởng cho thấy, nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên khi năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp công nghiệp khai khoáng tăng trưởng âm (giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-2016; trong đó, các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP như bán buôn, bán lẻ. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi... đều đạt mức tăng trưởng khá.Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, GDP quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011-2016.Trên góc độ sử dụng GDP quý IV năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 9,06%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,50%.
Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP theo giá hiện hành năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%./.- Từ khóa :
- gdp 2018
- tổng cục thống kê
- bộ kế hoạch đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành du lịch sẽ đóng góp 10% GDP cả nước
19:12' - 05/12/2018
Du lịch Việt được ví như viên ngọc tiềm ẩn với vô vàn tiềm năng, nhưng thực tế khi so sánh với các quốc gia đi đầu trong khu vực vẫn còn một khoảng cách khá xa.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá nhiên liệu giảm giúp kiềm chế CPI tháng 11 của Hà Nội
17:02' - 27/11/2018
Cục Thống kê thành phố Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 trên địa bàn Thủ đô giảm 0,26% so với tháng 10 do có 3 nhóm hàng chiếm quyền số cao giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
CIEM: Cách mạng công nghiêp 4.0 thúc đẩy tăng trưởng GDP
12:39' - 27/11/2018
Việt Nam là một nước thu nhập trung bình thấp, đang nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa. Do đó, khoa học công nghệ luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI bình quân 9 tháng theo hướng tăng dần
11:11' - 28/09/2018
Tổng cục Thống kê chỉ ra, bình quân 9 tháng năm 2018 CPI biến động theo hướng tăng dần từ mức 2,65% trong tháng 1 lên mức 3,97% trong tháng 9, đặc biệt tăng nhanh ở tháng 6 và tháng 7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45'
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32'
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.