Năm 2022: Bước khởi đầu để các startup Pháp "cất cánh"
Pháp chuẩn bị bước vào năm bầu cử Tổng thống. Trong khi mọi sự chú ý đều dồn về các chỉ số tăng trưởng vốn vẫn đang bị virus SARS-CoV-2 rập rình đe dọa như tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, thì có một lĩnh vực đang tiến triển rất tích cực nhưng lại ít nhận được sự quan tâm; đó là lĩnh vực French Tech (tạm dịch: Công nghệ nước Pháp).
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các công ty vừa và nhỏ của Pháp đã phải thích nghi với công nghệ kỹ thuật số để từ đó tăng tốc tiến trình “hội nhập với không gian mạng”.Theo thống kê của Bộ Kinh tế nước này, trong năm 2021, đã có hơn 135.000 doanh nghiệp xin được hỗ trợ để phát triển các phương tiện mua bán, trao đổi với các nhà cung cấp, khách hàng hay nhân viên qua mạng Internet.Các dịch vụ đặt mua qua mạng “click&collect” đã phát triển rất nhanh từ đầu mùa dịch COVID-19. Đến cuối năm 2021, 20% số cửa hàng tại Pháp có dịch vụ mua bán trên mạng, thay vì chỉ 9% như giai đoạn trước mùa dịch COVID-19.
French Tech vươn ra thế giớiVề phía các công ty khởi nghiệp của Pháp trong lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ mới, năm 2022 mở ra nhiều hứa hẹn sau một “mùa bội thu”. Theo thẩm định của tập đoàn tư vấn Ernst &Young và ngân hàng Avolta Partners, trong mắt giới đầu tư, các startup (công ty khởi nghiệp) của Pháp năng động không kém gì các đối tác Anh. Trong năm 2021, ngành French Tech thu hút 10 tỷ euro đầu tư, cao gấp đôi so với thành quả hồi năm 2020.23 công ty khởi nghiệp của Pháp thu hút hơn 100 triệu euro tiền đầu tư hiện diện trong nhiều lĩnh vực, từ mua bán trên mạng đến ứng dụng tài chính, từ phần mềm cho các trò chơi điện tử đến software quản lý tiền ảo. Câu lạc bộ các “kỳ lân” (unicorn) của Pháp trị giá hơn 1 tỷ USD trên thị trường đã kết nạp thêm 12 thành viên mới trong năm 2021. Theo giới phân tích, tuy còn thua rất xa các hãng Mỹ hay Anh, nhưng đây là “bước khởi đầu của một sự cất cánh”.Startup tiêu biểu nhất cho sự thành công trong trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số và y tế trong năm là Doctolib, một dịch vụ đặt hẹn với bác sĩ và hẹn tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021.Doctolib đã có tên trong danh sách “kỳ lân” của Pháp từ năm 2019, nhưng với đại dịch COVID-19 lần này, khi mà nhu cầu sử dụng dịch vụ rất lớn do người dân chờ đợi được tiêm vaccine, các sáng lập viên của Doctolib đã không ngần ngại đề ra mục tiêu đạt giá trị 10 tỷ USD trong tương lai gần. Doctolib cũng vừa mua lại đối thủ Italy và đã xuất khẩu mô hình hoạt động sang thị trường Đức.
Tại Trung Quốc, các công ty khởi nghiệp của Pháp có một chỗ đứng tương đối tốt. Sau giai đoạn COVID-19, ngành công nghệ cao của Pháp được chú ý tới nhiều và có vẻ họ đang gặp thuận lợi.Hội chợ công nghệ mang tên Paris-Thượng Hải-Thâm Quyến-Hong Kong (Trung Quốc) hồi tháng 10/2021 có đến hơn 600 doanh nghiệp tham dự. Đây là con số cao chưa từng thấy và cũng chưa bao giờ có tới khoảng 20 công ty khởi nghiệp của Pháp ‘bắt rễ’ vào thị trường Trung Quốc. Bối cảnh Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ về công nghệ cao giải thích phần nào vì sao Trung Quốc lại quan tâm đến các startup của Pháp và châu Âu.
Nhìn chung, các doanh nghiệp Pháp đã tận dụng thời cơ sau giai đoạn COVID-19, bởi vì Trung Quốc đã nhanh chóng phục hồi và là nền kinh tế đầu tiên hoạt động lại gần như bình thường trước tất cả những nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, chiến lược “zero COVID-19” (Không COVID-19) của Trung Quốc và nhất là các biện pháp kiểm soát rất khắt khe ở biên giới đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của giới doanh nhân.Các nhà đầu tư và đối tác Pháp không thể trực tiếp sang Trung Quốc. Mọi trao đổi đều qua mạng Internet. Do đó, khó có thể tính tới những dự án hợp tác hay đầu tư qua những cuộc trao đổi trực tuyến đó, bởi vì để ký hợp đồng, các bên điều cần nắm rõ tình hình tại chỗ.
Điểm thứ hai là kinh tế tăng trưởng trở lại và đó là một đà phục hồi rất nhanh, nhưng kèm theo nhiều khó khăn. Ví dụ như về vấn đề thiếu hụt năng lượng. Mùa Thu vừa qua, Trung Quốc bị mất điện nhiều tuần lễ, hoạt động của nhiều nhà máy bị gián đoạn. Hàng hóa do Trung Quốc sản xuất bị tồn đọng ở các hải cảng do thiếu container chở hàng, vận chuyển đường biển bị xáo trộn, khiến hàng xuất khẩu Trung Quốc chậm đến các hệ thống phân phối ở nước ngoài.Các doanh nghiệp nước ngoài khá thận trọng với chính sách “thịnh vượng chung” của Trung Quốc. Cổ phiếu của tập đoàn LVMH đã mất giá trên sàn chứng khoán do chiến lược này, bởi Trung Quốc là thị trường lớn nhất của hãng chuyên cung cấp hàng xa xỉ Pháp. Dù vậy, nhìn chung, ngành cao cấp của Pháp vẫn hoạt động rất tốt tại Trung Quốc.Tuy nhiên, mối lo ngại ở đây là Trung Quốc kéo dài các biện pháp đóng cửa biên giới và tăng trưởng của Trung Quốc đang chững lại.Kế hoạch 30 tỷ euro cho 5 năm: Có đủ để bù đắp?
Ngày 12/10/2021, Tổng thống Macron công bố kế hoạch đầu tư 30 tỷ euro cho nước Pháp trong 5 năm sắp tới. Mục tiêu đề ra nhằm khẳng định vị trí của Pháp trên bàn cờ công nghiệp quốc tế.Pháp sẽ chú trọng vào những lĩnh vực như công nghệ sạch, y khoa, tự chủ về năng lượng, đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn, biến nước Pháp thành một “tủ kính” công nghệ cao. Trên đài RFI tiếng Pháp, Vincent Vicard, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng Kinh tế và Thông tin Quốc tế (CEPII), thận trọng phân tích về sáng kiến của Tổng thống Macron.Ông cho rằng quan trọng nhất là vốn đầu tư phải được đặt đúng chỗ thì đạt được mục tiêu”. Ông nói: “Pháp có nhiều tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở hải ngoại và 31 trong số trong số 500 tập đoàn lớn nhất thế giới là các hãng Pháp. Như vậy, trong bảng xếp hạng của thế giới, Pháp đứng trước cả Đức và Anh, hay Italy, Tây Ban Nha.Một nét tiêu biểu khác là trong số này có nhiều tập đoàn công nghiệp hoạt động rất hiệu quả, nhưng lại ít sản xuất trên lãnh thổ quốc gia. Do vậy, câu hỏi đặt ra là trong kế hoạch đầu tư từ nay đến năm 2030 được Tổng thống Macron trình bày hồi tháng 10/2021, chính phủ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp để họ phát triển ở lãnh thổ quốc gia hay ở nước ngoài?”.
Chính sách tài trợ năng lượng sạch của Pháp được cho là đã giúp ích rất nhiều cho các nhà sản xuất pin Mặt Trời Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Vincent Vicard không phủ nhận sự chậm trễ của các doanh nghiệp Pháp trong nhiều lĩnh vực được coi là “mũi nhọn” và ông tiếc là Pháp nói riêng và châu Âu nói chung đã nhường sân chơi lại cho Mỹ và Trung Quốc.Ông nhấn mạnh: “Có những câu hỏi cần đặt ra đối với một số công nghệ, mà châu Âu nói chung và Pháp nói riêng đang bị chậm trễ. Chúng ta thấy rõ là Mỹ và Trung Quốc thống lĩnh thị trường công nghệ số của thế giới. Vậy nên chăng là Pháp cần tập trung vào những công nghệ thuộc thế hệ sau công nghệ số? Tôi muốn nói tới những lĩnh vực còn chưa được mở mang nhiều như khí hydrogen, công nghệ sử dụng trong các hoạt động giao thông đường biển, những công nghệ mới trong lĩnh vực thể thao…
Các nền kinh tế lớn của thế giới đều có những kế hoạch lâu dài. Trung Quốc có chiến lược Made in China 2025 (Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025). Đức có chương trình phát triển công nghiệp thế hệ 4.0. Mỹ đánh cuộc vào công nghệ trí thông minh nhân tạo, để không thua Trung Quốc”.
Phó Giám đốc Vincent Vicard ghi nhận rằng trong một thời gian dài Pháp đã “ngây thơ” mở cửa thị trường và dễ dàng đón nhận đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng giống như tại Mỹ, thời kỳ đó đã qua. Paris giờ đây đã “cẩn thận” hơn khi xem xét hồ sơ của các doanh nghiệp nước ngoài muốn mua lại các công ty Pháp. Năm 2020, Bộ Kinh tế nước này đã ngăn chặn 260 dự án đầu tư ngoại quốc, trong đó chủ yếu là các hồ sơ từ Trung Quốc và Mỹ./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Mỹ, Pháp và Anh có số ca mắc mới COVID-19 theo ngày cao kỷ lục
09:01' - 29/12/2021
Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ, Pháp và Anh trong bối cảnh người dân những nước này đang trong dịp nghỉ lễ cuối năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Pháp nỗ lực chống làn sóng dịch COVID-19 thứ 5
08:45' - 28/12/2021
Pháp đã chính thức bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào đúng dịp lễ Giáng sinh, khi số người mắc COVID-19 đã tăng rất mạnh trong suốt tuần qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Chợ Giáng sinh Strasbourg lung linh "hồi sinh" tại Pháp
10:44' - 22/12/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sau một năm vắng bóng do dịch bệnh, chợ Giáng sinh Strasbourg đã được mở cửa trở lại từ 26/11 đến 26/12 trong các điều kiện y tế và an ninh nghiêm ngặt.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Pháp trước triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022
07:30' - 18/12/2021
Theo dự báo của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (INSEE), GDP của Pháp sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa đầu năm 2022, dù đại dịch bùng phát trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30' - 07/04/2025
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".