Nâng tỷ lệ hàng Việt Nam trong hệ thống phân phối hiện đại
Nhiều hàng hóa của Việt Nam đã chinh phục được người tiêu dùng và người tiêu dùng Việt cũng đã hình thành văn hóa tiêu dùng các sản phẩm trong nước, từ đó góp phần tôn vinh các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Tạo sức lan tỏa lớn cho hàng Việt
Năm 2009, Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 264-TB/TƯ, ngày 31-7-2009, kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thực hiện kết luận này, Ban chỉ đạo Cuộc vận động cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố (và tương đương) đã được thành lập nhằm nhanh chóng triển khai cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc, nhằm vận động tất cả các cán bộ, nhân dân của các địa phương thay đổi nhận thức và hành vi trong tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Việt Nam làm ra; đồng thời, các doanh nghiệp, nhà sản xuất của Việt Nam cũng phải cam kết nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu của địa phương và quốc gia cho nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam.
Theo đó, trong suốt 10 năm qua, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước, đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường…
Đến nay, cuộc vận động đã thực sự đi vào chiều sâu, tạo sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Phó Trưởng Ban thư ký Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sau 10 năm, cuộc vận động đã đạt được kết quả rất khả quan trong việc thúc đẩy được tỷ lệ hàng Việt Nam trong hệ thống phân phối hiện đại.
Cùng với đó, với những hoạt động tích cực trong việc giới thiệu quảng bá đã đẩy mạnh được đưa thông tin tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, hàng hóa Việt Nam ngày càng có chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt hơn.
- Làm thay đổi xu hướng lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng
Sau 10 năm thực hiện, Cuộc vận động đã tạo nên làn sóng dùng hàng nội, thay đổi xu hướng lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng.
Số liệu báo cáo của các Sở Công Thương cho thấy, hiện hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80%-90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống.
Riêng tại TP Hồ Chí Minh, hàng Việt đã chiếm 72% trong hệ thống siêu thị, 58% hệ thống trung tâm thương mại, 67% chuỗi cửa hàng tiện lợi và mở rộng phân phối đến nhiều vùng xa trung tâm của Thành phố.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng được thị phần, nhất là các kênh bán lẻ hiện đại, như: Saigon Co.opmart mở được hơn 113 siêu thị trên toàn quốc, nâng tổng số điểm bán lẻ của thương hiệu này lên hơn 600 điểm; Vingroup đã mở khoảng 100 siêu thị Vinmart và 1.700 cửa hàng Vinmart+...
Theo báo cáo năm 2018 của các doanh nghiệp phân phối, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ siêu thị nước ngoài ở Việt Nam chiếm từ 60%-96%.
Qua đó, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp về thương hiệu Việt cũng như tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng.
Chương trình bán hàng bình ổn giá, các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về nông thôn, các phiên chợ hàng Việt cũng đã tạo nguồn cung sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và đảm bảo bình ổn giá đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân…
- Tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm
Cùng với việc làm thay đổi lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như vị thế cạnh tranh, góp phần tạo nên những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng yêu thích, như: nước mắm Phú Quốc, nho Ninh Thuận, chè Thái Nguyên, bưởi Diễn, sữa Vinamilk, TH Truemilk…
Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất hàng Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm.
Cụ thể, tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%; tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày chiếm khoảng 40-50%; áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm…
Những chuyển biến trên đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu trong những năm gần đây.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây.
Đây là điều kiện thuận lợi để ngành Công Thương thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, không còn hiện tượng sốt giá, cháy hàng vào các dịp lễ, Tết, mùa vụ.
Phấn đấu đến năm 2020, hàng Việt có thế mạnh chiếm 80% thị phần tại các kênh phân phối truyền thống
Trên cơ sở các kết quả trên, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đặt mục tiêu, đến năm 2020, hàng Việt có thế mạnh chiếm 80% thị phần tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa...
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít mặt hàng chưa đủ năng lực cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và còn gian lận thương mại, sản xuất hàng giả gây mất uy tín hàng hóa thương hiệu Việt…
Trong khi đó, quá trình thực hiện các cam kết hội nhập sâu, rộng cũng đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần tổ chức lại các khâu từ sản xuất đến phân phối, quảng bá... mang tính chuyên nghiệp hơn để vừa chinh phục người tiêu dùng Việt vừa vươn tới toàn cầu.
Cùng đó, hệ thống phân phối cần đảm nhiệm đầu ra một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa trong nước.
Đặc biệt, theo bà Lê Việt Nga, hệ thống phân phối chợ truyền thống đang đảm nhiệm hơn 60% lượng hàng hóa trong tổng mức bán lẻ, vì thế cần nâng được lượng hàng thông qua việc phân phối ở hệ thống này.
Hiện nay, tại các chợ, việc truy suất hàng hóa còn hạn chế; không ít người dân địa phương chỉ thích mua hàng hóa giá rẻ, chất lượng không đảm bảo và gây cạnh tranh không lành mạnh với hàng Việt.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn để sản xuất hàng hóa phù hợp.
Bên cạnh đó, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh và phòng vệ thương mại trong việc quản lý tốt hơn và ngăn chặn các hành vi vi phạm thương mại.
Theo đại diện Bộ Công Thương, từ nay đến năm 2020, Bộ sẽ triển khai nhiều đề án chương trình do Chính phủ phê duyệt, như Đề án Phát triển thị trường trong nước (gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về truyền thông, tôn vinh quảng bá sản phẩm và thương hiệu uy tín.
Mặt khác, Bộ sẽ tổ chức các hệ thống phân phối hàng Việt Nam có tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, những điểm bán hàng Việt Nam không chỉ ở thành phố mà ở cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo; tập huấn kỹ năng phân phối hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp và các hộ tạp hóa kinh doanh theo phương thức truyền thống trong các chợ truyền thống.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đang phối hợp với Vụ Thị trường trong nước ra mắt chương trình thương mại điện tử đưa hàng hóa từ 20.000 điểm bán hàng bình ổn hiện có (do Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh khởi xướng) đến tay người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Động lực đổi mới doanh nghiệp
16:02' - 25/08/2019
Tại Quảng Bình, qua 10 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mặt, tác động sâu rộng đến toàn xã hội.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu thụ tại nhiều địa phương còn nhiều hạn chế
12:28' - 24/08/2019
Mặc dù đã có nhiều bước tiến khả quan nhưng việc tạo dựng chuỗi liên kết tiêu thụ cho hàng Việt vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự bền vững.
-
Kinh tế & Xã hội
Trao niềm tin cho hàng Việt
17:56' - 20/08/2019
Sau 10 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sức lan tỏa rộng khắp và nhận được lòng tin của hầu hết người tiêu dùng trên cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường hàng hoá 26 Tết: Nguồn cung đa dạng, giá cả hấp dẫn
16:09' - 25/01/2025
Theo thông tin mới nhất, ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp) Tết Ất Tỵ, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra sôi động từ cuối tuần trước do nhu cầu tăng trong dịp lễ ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp).
-
Thị trường
Sản phẩm chủ đề Rắn hút khách tại Trung Quốc dịp cận Tết Nguyên đán
15:00' - 25/01/2025
Càng gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường mua sắm tại Trung Quốc càng sôi động với sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm mang biểu tượng con giáp Rắn.
-
Thị trường
Thị trường Tp Hồ Chí Minh nhộn nhịp ngày đầu kỳ nghỉ Tết
14:38' - 25/01/2025
Ngày 25/1 (ngày 26 tháng Chạp âm lịch), ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, không khí bán buôn diễn ra nhộn nhịp ở hầu hết điểm bán ở kênh truyền thống lẫn hiện đại.
-
Thị trường
Sức mua tăng, giá hàng hóa tăng nhẹ
11:43' - 25/01/2025
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã bắt đầu bước vào ngày đầu tiên cũng là thời điểm người dân có thêm nhiều thời gian mua sắm hàng hoá cho gia đình.
-
Thị trường
Thị trường khí đốt toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025
09:38' - 25/01/2025
Trong Báo cáo Thị trường Khí đốt Toàn cầu mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025, với nhu cầu vượt xa tăng trưởng nguồn cung.
-
Thị trường
Ấn Độ có thể cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn đường trong năm 2025
08:20' - 25/01/2025
Theo các nguồn tin từ chính phủ và ngành đường, Ấn Độ dự kiến cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại.
-
Thị trường
Giá dưa hấu Tết tăng
10:46' - 24/01/2025
Những ngày này, trên các cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu tràn ngập không khí rộn ràng thu hoạch dưa phục vụ Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Diễn biến mới của thị trường lao động ở "xứ sương mù"
10:15' - 24/01/2025
Chính phủ Vương quốc Anh đang chịu áp lực trong việc giới hạn số lượng thị thực du học được chuyển sang thị thực lao động sau khi số liệu mới được công bố cho thấy thị thực du học đang bị lợi dụng.
-
Thị trường
Giá xăng tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 17 tháng
15:53' - 23/01/2025
Giá bán lẻ trung bình của xăng thường tại Nhật Bản đã vượt quá 185 yen (1,18 USD)/lít lần đầu tiên sau 17 tháng, phản ánh việc chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà bán buôn xăng dầu.