Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á rót vốn "khủng" vào lĩnh vực năng lượng
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 6/2 tuyên bố quốc gia Nam Á sẽ chứng kiến khoản đầu tư 67 tỷ USD vào chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên trong 5-6 năm tới như một phần của dòng tiền “kỷ lục” đổ vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh nhất thế giới.
Phát biểu khai mạc Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ (IEW) 2024 tại bang Goa, Thủ tướng Modi cho biết khoản đầu tư “khủng” nói trên nằm trong tổng số hơn 132 tỷ USD được công bố trong Ngân sách tạm thời 2024 cho cơ sở hạ tầng.Theo nhà lãnh đạo Ấn Độ, những chương trình cải cách của chính phủ do ông lãnh đạo đang dẫn đến chiều hướng gia tăng sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước như một phần của mục tiêu rộng lớn hơn là nâng cao tỷ trọng nhiên liệu trong giỏ năng lượng lên mức 15% vào năm 2030, từ mức 6,3% hiện nay.
Khí đốt tự nhiên được coi là nhiên liệu chuyển tiếp trong quá trình Ấn Độ hướng tới mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2070.
Theo Thủ tướng Modi, tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội thế giới của Ấn Độ đang thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng vọt. Ông nêu dẫn chứng: “Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ năng lượng, dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) lớn thứ ba thế giới và là nhà nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ tư cũng như là thị trường ô tô lớn thứ tư”. Nhu cầu năng lượng của quốc gia Nam Á ước tính tăng gấp đôi vào năm 2045. Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng 5.000 nhà máy sản xuất khí sinh học từ chất thải nông nghiệp và đô thị. Thủ tướng Modi cho hay “mặc dù là nơi sinh sống của 17% dân số thế giới, nhưng tỷ lệ phát thải carbon của Ấn Độ chỉ là 4%”. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi cam kết cải thiện hơn nữa cơ cấu năng lượng thông qua biện pháp tập trung phát triển các nguồn năng lượng nhạy cảm với môi trường”. Ấn Độ đứng thứ tư thế giới về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo, hiện chiếm tới 40% công suất lắp đặt của cả nước. Trong thập kỷ qua, công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời ở quốc gia Nam Á đã tăng tới hơn 20 lần. Đề cập đến bước tiến của Ấn Độ trong lĩnh vực hydro xanh, Thủ tướng Modi khẳng định “Sứ mệnh hydro xanh quốc gia” sẽ mở đường cho Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu hydro. Ông tin tưởng lĩnh vực năng lượng xanh của Ấn Độ có thể khiến cả nhà đầu tư và các ngành công nghiệp chắc chắn trở thành người chiến thắng. Thủ tướng Modi đã kêu gọi các nhà đầu tư toàn cầu nắm bắt cơ hội đầu tư vào thị trường năng lượng đang phát triển nhanh nhất thế giới của Ấn Độ. Ông bày tỏ: “Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng tương lai thịnh vượng và bền vững về môi trường”. Cũng tại IEW, Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nhận định ngành năng lượng đang phải đối mặt với những thách thức về tính sẵn có, khả năng chi trả và tính bền vững.Hiện tại, thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, nguồn năng lượng sẵn có là một trong số đó. Ông Puri lưu ý những sáng kiến toàn cầu khác của Ấn Độ, như Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế và Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu, cũng mang lại thành công cho quốc gia Nam Á.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Puri còn ca ngợi vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Modi trong việc đảm bảo giá xăng và diesel tại Ấn Độ trên thực tế nằm trong số các mức thấp nhất thế giới. IEW 2024 được tổ chức tại bang Goa từ ngày 6-8/2 với sự tham gia của các quan chức chính phủ và lãnh đạo nhiều công ty dầu khí lớn.- Từ khóa :
- ấn độ
- chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Ấn Độ tăng lên mức cao kỷ lục
22:11' - 03/02/2024
Giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần này, nhờ nguồn cung thắt chặt và nhu cầu ổn định do giá gạo tại các nước xuất khẩu gạo lớn khác cao hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Modi cam kết đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới
08:10' - 03/02/2024
Thủ tướng Narendra Modi bày tỏ tin tưởng rằng Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp của chính phủ do Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37'
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36'
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31'
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng hóa Indonesia nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế quan 19%
07:08'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).