Nestlé Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020) diễn ra sáng ngày 10/12 với chủ đề "Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) tổ chức, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam về những chiến lược phát triển bền vững của công ty thong thời gian tiếp theo.
Phóng viên: Xin ông cho biết, động lực nào khiến Nestlé Việt Nam theo đuổi chiến lược phát triển bền vững?
Ông Binu Jacob: Công ty Nestlé Việt Nam được thành lập từ năm 1995 đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Trong 25 hình thành và phát triển, Nestlé Việt Nam cam kết đầu tư lâu dài và vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam với tư duy "Công ty toàn cầu có tính địa phương".
Trong tất cả hoạt động Nestlé đều hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam để tạo giá trị chung”, là đóng góp vào xã hội trong khi vẫn đảm bảo sự thành công lâu dài trong kinh doanh và các mục tiêu đó nếu muốn bền vững phải gắn với một tầm nhìn vào tương lai.
Đó là cách chúng tôi duy trì và phát triển các mối quan hệ từ nhà phân phối, nhà cung cấp, nông dân và các cơ quan có liên quan để cùng nhau chia sẻ thành công đạt được với quan điểm: chúng ta chỉ tăng trưởng thực sự khi đối tác của chúng ta cùng tăng trưởng.
Nestlé Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nhiều năm liền nằm trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam. Năm nay chúng tôi vinh dự được bầu làm Đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), thành lập bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Là một trong những tổ chức danh tiếng tại Việt Nam, VCCI-VBCSD đã và đang phát huy vai trò tích cực trong việc ủng hộ cộng đồng doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững tại Việt Nam.
Phóng viên: Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững, Nestlé Việt Nam đã chọn ra mục tiêu nào để thực hiện. Việc theo đuổi các mục tiêu này đã tác động như thế nào đến sự phát triển của Nestlé Việt Nam?
Ông Binu Jacob: Tạo giá trị chung là nền tảng cho chiến lược phát triển bền vững của Neslé, để mạng lại lợi ích lâu dài cho cả công ty và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Cá nhân và gia đình, cộng đồng và hành tinh là ba nhóm tác động mà công ty hướng đến dựa trên những nỗ lực được gắn kết với nhau thông qua các cam kết chung mà từ các cam kết ấy giúp Nestlé đạt được mục tiêu của mình đến năm 2030 phù hợp với lộ trình của các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs).
Trên cơ sở phối hợp với tất cả đối tác liên quan, chúng tôi đã và đang nỗ lực để đạt được các mục tiêu SDGs tại tất cả các thị trường mà Nestlé hoạt động, bao gồm tại Việt Nam. Thông qua báo cáo bền vững hằng năm, chúng tôi sẽ đo lường và đánh giá được tiến bộ thực hiện và đạt được các mục tiêu SDGs này đến đâu.
Để tối đa hóa nguồn lực và đảm bảo tiến độ đạt được, hiện nay Nestlé Việt Nam tập trung để giải quyết những mục tiêu mà cả Việt Nam và thế giới đang ưu tiên, cụ thể: chung tay ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu: giảm thiểu lượng phát thải CO2 trong toàn bộ hoạt động và chuỗi cung ứng của công ty; bảo vệ nguồn tài nguyên nước bền vững.
Đồng thời, xây dựng và định hình một tương lại không rác thải: tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, tiến tới năm 2025 toàn bộ bao bì sản phẩm của chúng tôi đều có thể tái chế và tái sử dụng.
Cùng đó, đẩy mạnh các hoạt động về bình đẳng giới, tăng cường quyền năng cho phụ nữ tại cả nơi làm việc lẫn trong suốt chuỗi giá trị của công ty.
Phóng viên: Nestlé Việt Nam đã có những sáng kiến điển hình nào trong thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững trong thời gian qua?
Ông Binu Jacob: Nestlé ưu tiên những lĩnh vực mang lại lợi ích kinh doanh phù hợp với những lợi ích của xã hội, xoay quanh nguyên tắc kinh doanh cốt lõi tạo giá trị chung. Mới đây, cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vừa trao giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) cho Nestlé Việt Nam với các cam kết và thành tích đạt được, khẳng định cam kết nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nestlé.
Những sáng kiến tạo giá trị chung tiêu biểu nhất phải kể đến NESCAFÉ Plan - gắn kết nông dân phát triển cà phê bền vững. Kể từ khi triển khai vào năm 2011, NESCAFÉ Plan đã mang đến nhiều cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, tạo tác động tích cực đến sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam như: nâng cao đời sống của người nông dân, đóng góp vào phát triển tăng cường liên kết chuỗi, và gia tăng chất lượng và giá trị cho hạt cà phê Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Sau 10 năm, chương trình đã phân phối trên 46 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân và cải tạo 46.000 ha diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động tái canh. Hơn 260.000 lượt nông dân đã tham các chương trình tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững do Nestlé tổ chức với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp.
Nhờ đó, hơn 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C. Ngoài ra, chương trình NESCAFÉ Plan còn góp phần tiết kiệm 40% lượng nước tưới; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, giúp người dân tăng trên 30% thu nhập.
Trong cam kết xây dựng và định hình một tương lại không rác thải, tất cả các nhà máy của Nestlé tại Việt Nam đã đạt được mục tiêu không có chất thải rắn chôn lấp ra môi trường. Nestlé đang thực hiện việc tìm kiếm các vật liệu thay thế thân thiện hơn với môi trường, Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam sử dụng ống hút giấy có chứng nhận FSC cho các sản phẩm dinh dưỡng uống liền.
Chúng tôi tích cực trong việc truyền thông thay đổi nhận thức và hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp trong cộng đồng để tạo sự ảnh hưởng lớn hơn. Nestlé Việt Nam và Lavie Việt Nam, thành viên tập đoàn Nestlé, là hai thành viên sáng lập Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).
Đối với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Nestlé đặt sức khỏe và tính mạng con người lên hàng đầu với chiến lược ưu tiên “5 + 1” để ứng phó với khủng hoảng. Đó là, đảm bảo sự an toàn cho nhân viên; tối ưu hóa chuỗi cung ứng để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn thông suốt; tối ưu hóa kênh phân phối và bán lẻ để đảm bảo hàng hóa vẫn được phân phối đến người tiêu dùng, thông qua việc theo dõi nguồn hàng và tồn kho hàng ngày.
Nestlé tiếp cận linh hoạt với người tiêu dùng với các sáng kiến quảng cáo nhằm kết nối, truyền cảm hứng và khuyến khích người dân trải nghiệm cuộc sống tại nhà, góp phần thực hiện nghiêm ngặt lệnh giãn cách xã hội và chung tay hỗ trợ Chính phủ và cộng đồng và cuối cùng là quản lý khả năng tài chính.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về tính hiệu quả của Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) trong quản trị doanh nghiệp?
Ông Binu Jacob: Hội đồng doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam đưa ra cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bộ chỉ số CSI với các tiêu chí về phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột hài hòa giữa “kinh tế - xã hội - môi trường”, theo chuẩn mực quốc tế có tính đến thực tiễn Việt Nam, làm thước đo, định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện để nâng cao trình độ quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển thân thiện môi trường, hướng tới các giá trị nhân văn hơn.
Nestlé Việt Nam cũng có uỷ ban về bền vững, nhóm họp hàng tháng để thảo luận, và có các nhóm công tác khác nhau để hướng đến phát triển bền vững. Chúng tôi xác định, đồng hành cùng các bên liên quan và phát triển bền vững một cách toàn diện là chiến lược vượt qua khủng hoảng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 gây nhiều tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội.
Tôi tin rằng, nếu chỉ tập trung vào kết quả lợi ích trước mắt thì khó đi xa, nhưng muốn vươn cao và vươn xa thì phát triển bền vững là con đường duy nhất.
Phóng viên: Ông khuyến nghị gì để cộng đồng doanh nghiệp có thể đóng góp nhiều hơn cho phát triển bền vững?
Ông Binu Jacob: Với vai trò Đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), mục tiêu của chúng tôi là truyền cảm hứng và giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận thức được và thực thi vai trò một doanh nghiệp có mục tiêu phát triển bền vững.
Chúng tôi tin rằng qua việc chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn, các doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển lớn mạnh theo những mục tiêu đã đề ra. Cộng đồng doanh nghiệp có thể và nên là một phần của các giải pháp cho vấn đề phát triển bền vững.
Hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển bền vững không còn là xu thế mà là sự tất yếu để đạt kết quả tối ưu nhất. Mỗi bên cần chủ động trong việc đưa các ý kiến và hợp tác vì sự phát triển bền vững, theo tinh thần mục tiêu số 17 của các mục tiêu phát triển bền vững.
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững được hình thành cũng với mong muốn và tôn chỉ giúp phát huy tốt hơn vai trò của cộng đồng doanh nghiệp và đưa các bên đến gần nhau hơn. Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam là một nơi những các tổ chức và nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế ngồi lại cùng nhau để cùng đưa ra các quyết sách trong lĩnh vực.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Vinamilk dự kiến chi gần 2.100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
10:32' - 10/12/2020
Ngày 5/1/2021, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2020 bằng tiền, với tỷ lệ 10%.
-
Chuyển động DN
Vinamilk và hành trình đưa thương hiệu sữa Việt Nam vươn tầm thế giới
14:13' - 28/11/2020
Vinamilk đã đánh dấu thập kỷ thành công trong việc nâng tầm thương hiệu sữa Việt Nam, tiếp tục chinh phục những mục tiêu cao hơn với định hướng chiến lược đưa thương hiệu quốc gia vươn tầm thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh: Cháy dữ dội tại phân xưởng may
08:48'
Sáng 16/1, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân và thiệt hại vụ cháy tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại giày Mỹ Nga.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Bang Maryland tuyên bố tình trạng khẩn cấp
08:25'
Ngày 15/1, Thống đốc Maryland Larry Hogan đã ban bố tình trạng khẩn cấp do lo ngại về an ninh trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là tới buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
-
Kinh tế & Xã hội
Xét nghiệm COVID-19 đối với phóng viên tham gia đưa tin tại Đại hội XIII của Đảng
21:42' - 15/01/2021
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa gửi công văn đến các cơ quan báo chí về việc xét nghiệm COVID-19 trước khi tham gia phục vụ Đại hội lần thứ XIII.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Kéo dài chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn
21:13' - 15/01/2021
Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn hỗn hợp đã quyết định kéo dài thời gian tìm kiếm thi thể các nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Sriwijaya Air thêm 3 ngày.
-
Kinh tế & Xã hội
Người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ không phải trả phí cách ly tập trung
20:07' - 15/01/2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: “Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ, cách ly tập trung ở cơ sở của quân đội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý không thu phí”.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Tìm thấy một số bộ phận của hộp đen thứ 2
17:40' - 15/01/2021
Ngày 15/1, các thợ lặn đã tìm thấy phần vỏ ngoài của hộp ghi âm buồng lái chiếc máy bay Boeing 737-500 của hãng hàng không Sriwijaya Air (Indonesia) gặp nạn tuần trước khiến hơn 60 người thiệt mạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào chống rét cho cây trồng, vật nuôi?
15:23' - 15/01/2021
Ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương, nông dân cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá và có biện pháp phòng, chống rét cho mạ, lúa, đàn vật nuôi kịp thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca tử vong do COVID-19 tại Thụy Điển vượt quá 10.000 ca
13:26' - 15/01/2021
Số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Thụy Điển đã vượt quá 10.000 ca, trong khi giới chức nước này cảnh báo nguy cơ con số này còn tiếp tục gia tăng.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Thủ đô Washington phong tỏa khu vực trung tâm
12:11' - 15/01/2021
Trung tâm thủ đô Washington của Mỹ đã được đặt trong tình trạng phong tỏa ngày 15/1 khi hơn 20.000 binh sĩ có vũ trang của Cảnh vệ Quốc gia được triển khai sau vụ bạo loạn chết người tại Đồi Capitol.