Nét mới trong chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol
Đây là một sự thay đổi rõ ràng, mạnh mẽ trong các chỉ thị chính sách kinh tế của chính phủ mới dưới thời chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol nhằm khôi phục và khích lệ tính năng động và sức sống của nền kinh tế do khu vực tư nhân thúc đẩy.
Phát biểu khai mạc tại một diễn đàn của tờ The Korea Times ở Seoul, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) Lee Chang-yang nói: “Các ngành công nghệ cao chủ chốt bao gồm các nhà sản xuất chất bán dẫn và các ngành khác sẽ được thúc đẩy với sự hỗ trợ chính sách đầy đủ, linh hoạt và thân thiện với doanh nghiệp của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol, chủ yếu trong các lĩnh vực tăng cường đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao và lợi ích về thuế”. Ông Lee Chang-yang nhấn mạnh những bất ổn bao trùm triển vọng doanh nghiệp và sự khó lường của các điều kiện kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các chính sách không nhất quán của chính phủ sẽ giảm mạnh. Nhận định đó dựa trên việc cắt giảm thuế doanh nghiệp và làm rõ trách nhiệm pháp lý và các yêu cầu liên quan đến các biện pháp trừng phạt đối với CEO của các công ty lớn trong trường hợp để xảy ra tai nạn lao động dẫn đến tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng tại một công ty đối tác nhỏ.Theo quan điểm của Bộ trưởng Lee Chang-yang, một loạt các ưu tiên chính sách mới sẽ giúp Hàn Quốc củng cố vai trò là nước đóng góp quan trọng vào sự ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, được củng cố bởi những nỗ lực chung của chính phủ và khu vực tư nhân nhằm dẫn đến sự phục hồi kinh tế được chờ đợi nhiều. Bên cạnh đó, có được sự lạc quan này cũng là nhờ sự đóng góp đáng kể của các công ty nước ngoài tại Hàn Quốc, những thành viên được đánh giá cao của nền kinh tế địa phương với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.Bộ trưởng Lee Chang-yang lưu ý thêm: “Chính phủ Hàn Quốc sẽ thiết lập các chính sách phản ánh những mối quan tâm và khuyến nghị của các bên tham gia thị trường - một bước quan trọng để hướng tới tăng trưởng bền vững. Chúng tôi sẽ không bỏ qua hoặc gạt bỏ tiếng nói của khu vực tư nhân để thúc đẩy thông qua bất kỳ biện pháp cụ thể nào, thay vào đó sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời hợp lý nhất và áp dụng căn cứ tình hình thực tế chứ không theo nguyên tắc”.Cam kết sẽ được thực hiện thông qua cái mà MOTIE đặt tên là “Một vào, hai ra”, một quy tắc mới, theo đó việc tạo ra một quy định mới phải được theo đuổi với việc nới lỏng hoặc loại bỏ hoàn toàn hai hoặc nhiều quy định tương tự.
Từng là Giáo sư kinh tế và chính sách công tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Bộ trưởng Lee Chang-yang cho biết: “Chúng tôi sẽ loại bỏ các yếu tố dư thừa để sử dụng hợp lý và tốt hơn các nguồn lực hành chính, thay vì đặt ra những rủi ro tốn kém cho sự phát triển của doanh nghiệp”.Ngoài ra, Hàn Quốc cũng cần nới lỏng một số quy tắc liên quan đến môi trường, lao động và giáo dục, một loạt các vấn đề dư thừa phức tạp đã bị khối doanh nghiệp chỉ trích từ lâu. Ông phân tích: “Các quy định bất hợp lý sẽ được dỡ bỏ, các hoạt động nghiên cứu và đầu tư theo định hướng mục tiêu và tập trung vào kết quả sẽ được khen thưởng theo hỗ trợ chính sách mới. Sức mạnh công nghệ của đất nước sẽ được thúc đẩy nhiều hơn nhờ định hướng mới của chính phủ”.Một loạt các tầm nhìn mới phù hợp với nguyên tắc điều hành của Tổng thống Yoon Suk-yeol được công bố ngày 16/6 vừa qua bao gồm: chống tăng trưởng thấp và khôi phục nền kinh tế định hướng thị trường.Bộ trưởng Lee Chang-yang cũng thừa nhận rằng các nguyên tắc tổng thể sẽ không dễ dàng được duy trì, do gặp trở ngại bởi nguồn cung toàn cầu tiếp tục gián đoạn, lạm phát gia tăng và lo ngại lạm phát đình trệ do thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo đó, các điều kiện ngoại cảnh cực kỳ bất lợi như: tốc độ tăng trưởng tiềm năng giảm trong thập kỷ qua, chi phí đi vay và giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vọt cũng như sự mất giá gần đây của đồng nội tệ... sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc trong dài hạn.Ông Lee Chang-yang nói thêm: “Sự kết hợp của các yếu tố rủi ro được cho là sẽ gây căng thẳng hơn nữa cho những người tham gia khu vực công và tư nhân, hầu hết trong số họ vẫn đang quay cuồng với nhiều năm khó khăn do đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn ra” đồng thời bổ sung thêm đổi mới và đầu tư “không có quốc tịch”- một lý do giải thích tại sao các công ty nước ngoài ở Hàn Quốc được xem là "tài sản chiến lược" đối với nền kinh tế đất nước và cũng quan trọng như các công ty trong nước.Nói cách khác, “Chính phủ Hàn Quốc ghi nhận giá trị và đóng góp của các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Với những đối tượng này, sự hỗ trợ chính sách của chính phủ Hàn Quốc sẽ được mở rộng mà không có sự phân biệt đối xử”./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hàn Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc từ Việt Nam
16:01' - 21/06/2022
Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) tiếp tục gia hạn thêm 2 tháng với vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống đồng đúc có mã HS 7411.10.0000 có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ghi nhận chỉ số khó khăn kinh tế ở mức cao nhất trong 21 năm qua
17:45' - 20/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc đã ghi nhận Chỉ số khó khăn về kinh tế (EMI) vào tháng 5/2022 (bao gồm tỷ lệ tăng giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp) ở mức cao nhất trong 21 năm qua.
-
Chứng khoán
Hàn Quốc ghi nhận chỉ số chứng khoán ở mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm qua
16:35' - 20/06/2022
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, chỉ số chứng khoán tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) giảm 49,9 điểm, tương đương 2,04%, so với phiên sau dịch ngày 17/6 vừa qua khi đóng cửa ở mức 2.391,03 điểm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp để đối phó với lạm phát
07:42' - 20/06/2022
Hàn Quốc vừa công bố các biện pháp khẩn cấp, bao gồm cắt giảm thuế nhiên liệu bổ sung và tăng tỷ lệ khấu trừ thuế thu nhập đối với việc sử dụng phương tiện công cộng,… nhằm giảm áp lực của lạm phát.
-
Phân tích - Dự báo
“Tiêu điểm” phục hồi hậu COVID-19 của kinh tế Hàn Quốc
06:30' - 19/06/2022
Tầm nhìn kinh tế định hướng thị trường của Tổng thống Yoon Suk-yeol coi khu vực tư nhân là vấn đề cốt lõi trên con đường phục hồi kinh tế và từ đó tìm kiếm các cải cách táo bạo.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng hơn gấp đôi
17:46' - 17/06/2022
Trong giai đoạn từ tháng 1-3/2022, giá trị các khoản đầu tư ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt 25,4 tỷ USD so với mức 11,34 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại
16:01' - 17/06/2022
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) ngày 17/6 đã phát hành tài liệu “Xu hướng kinh tế tháng 6”, trong đó lo ngại nền kinh tế "Xứ sở kim chi" thời gian tới sẽ tăng trưởng chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.