Nga hạn chế xuất khẩu khí hiếm, ngành công nghiệp bán dẫn tiếp tục gặp khó
Theo một báo cáo của hãng thông tấn TASS (Nga), “xứ bạch dương” đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu khí hiếm như neon, argon và heli sang các nước "không thân thiện" vào cuối tháng Năm.
Cả ba loại khí này đều được sử dụng để sản xuất các chip điện tử nhỏ, có trong một loạt sản phẩm tiêu dùng, từ điện thoại thông minh, máy giặt cho đến ô tô, đã thiếu hụt nghiêm trọng trong nhiều tháng.
Công ty tư vấn Bain & Company cho biết trước khi xảy ra xung đột, Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% nguồn cung cấp khí neon cho ngành công nghiệp chip.Chính sách giới hạn xuất khẩu của Nga được đưa ra ngay khi ngành công nghiệp bán dẫn và các khách hàng của ngành này bắt đầu thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nguồn cung.
Công ty tư vấn LMC Automotive ước tính năm ngoái, sản lượng xe của các nhà sản xuất ô tô đã giảm 10 triệu chiếc do tình trạng thiếu chip.
Trả lời phỏng vấn CNN Business, quản lý cấp cao của LMC Automotive, Justin Cox, cho rằng việc giới hạn xuất khẩu neon là vấn đề đáng lo ngại song không gây ngạc nhiên cho các nhà sản xuất chip. Peter Hanbury, một đối tác tại Bain & Company cho biết các nhà sản xuất chip đã tăng gấp đôi nỗ lực sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine hồi tháng Hai.Ông Hanbury cho biết trong lịch sử, sự phụ thuộc của ngành bán dẫn đối với Ukraine và Nga về nguồn cung khí hiếm từng rất cao (từ 80-90%). Tuy nhiên, kể từ năm 2014, các nhà sản xuất chip đã giảm tỷ lệ này xuống dưới 33%.
Theo các chuyên gia, vẫn còn quá sớm để đánh giá chính sách hạn chế xuất khẩu của Nga sẽ tác động như thế nào đến các nhà sản xuất chất bán dẫn. Ông Hanbury cho biết đến nay, xung đột tại Ukraine vẫn chưa làm suy giảm sản lượng chip và sẽ khó thấy tác động trong ít nhất một vài tháng.Thêm vào đó, ngay cả khi các nhà sản xuất chip có thể thay thế nguồn cung bị mất từ Nga, họ có khả năng phải trả nhiều hơn cho các loại khí quan trọng.
Công ty nghiên cứu thị trường Techcet ước tính rằng giá neon đã tăng gấp 5 lần kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine vào đầu năm nay và dự kiến vẫn ở mức cao trong thời gian tới. Với việc Nga cắt giảm xuất khẩu, Trung Quốc có thể là nước hưởng lợi lớn khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có năng lực sản xuất lớn nhất. Kể từ năm 2015, quốc gia này đã đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn.Hiện Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu ròng các loại khí hiếm. Dự kiến, nhu cầu của thế giới về khí hiếm sẽ tập trung vào "người khổng lồ châu Á" này./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Hàn Quốc hợp lực phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
08:27' - 13/06/2022
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã chỉ thị cho các quan chức nước này thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn bằng việc thực hiện cải cách hành chính và chính sách bồi dưỡng nhân tài.
-
Phân tích - Dự báo
Lợi thế của Mỹ khi cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn
05:30' - 07/06/2022
Trang East Asia Forum dẫn bài viết của tác giả Niky Brugnatelli thuộc Đại học Catania (Italy) cho rằng đổi mới công nghệ là một trong những lĩnh vực cạnh tranh chính giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Samsung có kế hoạch mua sắm thiết bị sản xuất chip bán dẫn
08:27' - 04/06/2022
Samsung Electronics cho hay sẽ đầu tư 450.000 tỷ won (355 tỷ USD) vào chất bán dẫn và dược phẩm sinh học trong vòng 5 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẽ xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt
12:29' - 31/05/2022
Theo Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia, việc thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt là cần thiết để tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Ấn Độ sẽ đầu tư 20 tỷ USD cho sản xuất chip bán dẫn và màn hình
14:31' - 26/05/2022
Chủ tịch tập đoàn Vedanta của Ấn Độ Anil Agarwal ngày 25/5 thông báo tập đoàn sẽ xác định vị trí đặt nhà máy sản xuất bán dẫn và màn hình trị giá 20 tỷ USD tại nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hơn 3,3 triệu người dân được hướng dẫn kỹ năng số, sử dụng dịch vụ công
13:30' - 05/07/2025
Nhiều địa phương áp dụng hiệu quả mô hình “1 kèm 1”, trong đó mỗi tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn một người dân theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, giúp người học tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân của trẻ em trong thời đại số
07:30' - 05/07/2025
Dữ liệu cá nhân, đặc biệt là dữ liệu cá nhân của trẻ em, không chỉ là thông tin đơn thuần mà còn liên quan trực tiếp đến quyền riêng tư, tính an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ.
-
Công nghệ
Tăng tốc số hóa, nâng hiệu quả chính quyền địa phương sau sắp xếp
13:30' - 04/07/2025
Tỉnh Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Tổ công nghệ số cộng đồng” và “Đội hỗ trợ phản ứng nhanh”.
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24' - 04/07/2025
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.