Ngân hàng khó thu hồi vốn "tàu 67"
Một số khách hàng đã “bỏ” tàu không đi khai thác thủy sản khiến cho nợ xấu của các khoản cho vay đang có xu hướng tăng cao.
Đến nay, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã ký 24 hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới, nâng cấp cải hoán tàu cá theo Nghị định 67. Số tiền được các ngân hàng cam kết cho vay là 281,7 tỷ đồng; trong đó, giải ngân 280,9 tỷ đồng. Đến nay, số tiền các ngân hàng đã thu nợ được mới chỉ ở mức 10,2 tỷ đồng; dư nợ là 270,8 tỷ đồng, trong đó, cơ cấu kỳ hạn trả nợ 1,7 tỷ đồng, nợ xấu 30,8 tỷ đồng. Tàu vỏ thép của gia đình ông Trương Văn Công, phường Phú Đông, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đóng mới với tổng kinh phí đầu tư gần 19 tỷ đồng. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên cho vay ưu đãi 95%, phần còn lại là vốn đối ứng của ngư dân. Tàu cá của gia đình ông đi khai thác thủy sản liên tục và số tiền thu được ông vẫn trả lãi ngân hàng nhưng không đều đặn. Ông Trương Văn Công cho biết, bình quân mỗi năm để tàu cá hoạt động tốt thì chi phí bỏ ra để bảo trì, bảo dưỡng khoảng 300 triệu đồng. Trong khi đó, thu nhập không tăng do nguồn lợi khai thác được lại giảm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc trả lãi và gốc vốn vay cho ngân hàng không đủ. Bên cạnh một số ngư dân gặp khó khăn thật sự không thể trả nợ, có những tàu làm ăn hiệu quả nhưng khất lần không trả nợ vay ngân hàng; không hợp tác khi ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ. Một số chủ tàu khác lại có tâm lý làm được thì làm, không làm được thì giao tàu lại cho ngân hàng, ngân hàng nhận tàu coi như không còn nợ. Ở tỉnh Phú Yên phần lớn khách hàng vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 thường đi khai thác theo hình thức đơn lẻ. Chủ tàu thường bán hải sản ngay trên biển hoặc tại các cảng cá ở các tỉnh bạn nên khả năng kết nối theo chuỗi giữa hoạt động khai thác - chế biến - tiêu thụ còn rất hạn chế. Đây là điều rất khó để xác định tàu làm ăn có hiệu quả và đủ khả năng trả nợ ngân hàng hay không. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên hiện đang tính toán đến các phương án nhằm kiểm soát việc bán hàng của ngư dân sau mỗi chuyến đi biển. Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, sắp tới Sở sẽ tham khảo một số địa phương khác để quản lý tàu cập cảng bán thủy sản khai thác được sau chuyến đi biển. Các tàu cá khi đăng ký xuất bến tại địa phương mà vắng trong thời gian dài không về cảng thì sẽ có biện pháp mạnh để xử lý. Đây là điều kiện cần thiết để đánh giá được hiệu quả khai thác và khả năng trả nợ ngân hàng của tàu cá. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên, sau quá trình triển khai Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong thu hồi nợ. Các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo theo quy định đối với các khách hàng chây ỳ, không có thiện chí trả nợ để thu hồi nợ vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Yên chuyển toàn bộ tiền thanh toán hỗ trợ theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích khai thác hải sản ở vùng biển xa của tất cả khách hàng vay theo Nghị định 67 qua tài khoản mở tại ngân hàng để ngân hàng quản lý, thương lượng thu hồi nợ vay./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bất cập khi triển khai Nghị định 67: Nhiều con tàu nằm bờ
08:38' - 28/07/2019
Việc thực thi chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) thực tế không mấy khả quan khi nhiều con tàu được đóng mới theo nghị định này sau thời gian ngắn hạ thủy buộc phải “nằm bờ”.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngư dân với nỗi lo trả nợ vay ngân hàng
10:05' - 15/06/2019
Hoạt động khai thác thủy hai sản khó khăn, nhiều chủ tàu không biết bao giờ mới trả hết khoản tiền lên tới cả chục tỷ đồng đã vay của ngân hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
15:15'
Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/5: Giá USD và NDT tăng nhẹ
08:44'
Tỷ giá USD hôm nay 21/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Xu hướng giảm lãi suất ngày càng lan rộng trên thế giới
08:00'
Các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế chủ chốt khu vực châu Phi đang trong quá trình xem xét điều chỉnh lãi suất trong những tuần tới.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 20/5: Giá USD nhích tăng, giá NDT đứng yên
08:59' - 20/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 20/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.760 - 26.120 VND/USD (mua vào - bán ra). So với sáng 19/5, tỷ giá tại hai ngân hàng trên tăng 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Lan tỏa sức mạnh từ những điển hình tiên tiến trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
18:16' - 19/05/2025
Không chỉ dừng lại ở con số, tín dụng chính sách đã thật sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê.
-
Ngân hàng
HSBC tài trợ khoản vay hợp vốn xanh trị giá 3.750 tỷ đồng cho Gamuda Land
18:10' - 19/05/2025
Trong giao dịch này, HSBC Việt Nam đóng vai trò là Thành viên Điều phối, Thành viên Đầu mối Dàn xếp cấp tín dụng chính, Thành viên Đồng Điều phối khoản vay xanh và Đầu mối cấp Tín dụng hợp vốn.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước "ngã ba đường"
16:04' - 19/05/2025
BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế phục hồi sau những tác động tiêu cực dự kiến từ việc Mỹ tăng thuế quan, đồng thời cảnh báo về một triển vọng hết sức bất ổn.
-
Ngân hàng
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
10:13' - 19/05/2025
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 19/5: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:49' - 19/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 19/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.740 - 26.100 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng so với sáng 16/5.