Ngân hàng Trung ương Indonesia cam kết tiếp tục mua trái phiếu chính phủ đến năm 2021
Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã cam kết tiếp tục đóng vai trò là bên mua dự phòng trái phiếu chính phủ cho đến năm 2021 nhằm giúp tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước trong thời kỳ dịch COVID-19.
Thống đốc BI Perry Warjiyo cho biết ngân hàng này sẽ tiếp tục vai trò là nhà thầu không cạnh tranh trong các phiên đấu giá trái phiếu chính phủ vào năm tới, đồng thời đảm bảo có đủ năng lực để làm điều này.
Phát biểu họp báo trực tuyến, Thống đốc Perry khẳng định BI sẽ chỉ tham gia đấu thầu khi thị trường không đủ khả năng hấp thụ trái phiếu, đồng thời cho biết cơ quan này sẽ thảo luận thêm với Bộ trưởng Tài chính về năng lực thị trường và chiến lược tài trợ cho Chính phủ.
Chính phủ Indonesia dự báo thâm hụt ngân sách năm 2021 của nước này sẽ ở mức 971.200 tỷ rupiah (hơn 67,7 tỷ USD), tương đương 5,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong bối cảnh chính phủ tiếp tục giải ngân các gói kích thích nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Indonesia có kế hoạch phát hành thêm giấy nợ có chủ quyền, trái phiếu toàn cầu, trái phiếu bán lẻ và trái phiếu Hồi giáo Sharia nhằm tài trợ cho khoản thâm hụt này.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với BI và cho phép cơ quan này mua trái phiếu chính phủ trực tiếp tại các phiên đấu giá với tư cách là người mua dự phòng.
Thống đốc Perry đảm bảo rằng BI sẽ có đủ năng lực để đảm trách vai trò người mua dự phòng trong năm tới sau khi chỉ mua được vẻn vẹn 42.960 tỷ rupiah (2,91 tỷ USD) trái phiếu chính phủ trên thị trường kể từ tháng Tư vừa qua.
Con số này chỉ là một phần nhỏ trong tổng lượng trái phiếu chính phủ được phát hành ra thị trường từ đầu năm đến nay. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy tổng cộng 630.500 tỷ rupiah trái phiếu chính phủ đã được phát hành trong nửa đầu năm nay, tương đương 41,2% mục tiêu phát hành của cả năm.
Ông Perry cũng thông báo Hội đồng thống đốc BI đã quyết định duy trì lãi suất điều hành ở mức 4% sau bốn lần cắt giảm từ đầu năm nay với tổng cộng 100 điểm cơ bản. Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cơ bản cũng được duy trì ở mức 3,25% và 4,75%.
BI cũng cam kết tiếp tục nới lỏng định lượng để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng bằng cách hạ thấp yêu cầu dự trữ bắt buộc và hỗ trợ chính phủ trong vai trò người mua dự phòng và tham gia phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Trong một thỏa thuận chia sẻ gánh nặng, BI đã mua trái phiếu chính phủ thông qua một đợt chào bán riêng lẻ. Chính sách này mới chỉ được thực hiện trong năm nay nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng. Theo Thống đốc Perry, cho đến nay, BI đã mua 82.100 tỷ rupiah trái phiếu chính phủ trong đợt phát hành riêng lẻ./
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tạm hoãn dự án dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để đối phó với COVID-19
11:41' - 20/08/2020
Chính phủ Indonesia đã phải tạm hoãn việc thực hiện dự án di dời thủ đô đến đảo Borneo trị giá 33 tỷ USD để đối phó với đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Indonesia cấp tín dụng cho lao động bị mất việc và người nội trợ
07:31' - 19/08/2020
Indonesia vừa công bố chương trình tín dụng vi mô (KUR) mới dành cho lao động bị mất việc và những người nội trợ sở hữu các doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm giúp họ phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thế khó của Fed
18:00'
Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), họp phiên thường kỳ thứ hai về lãi suất trong năm 2023 từ ngày 21-22/3.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lĩnh vực ngân hàng của London không tránh khỏi ảnh hưởng từ vụ Credit Suisse
14:15'
Các lãnh đạo ngân hàng ở London đang chuẩn bị cho khả năng hàng trăm việc làm “bốc hơi” và tác động đối với lĩnh vực tài chính vốn của Anh sau thương vụ ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB: Syria cần 7,9 tỷ USD trong 3 năm để tái thiết sau động đất
13:16'
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), các trận động đất kinh hoàng hồi tháng 2 vừa qua sẽ khiến GDP thực tế của Syria giảm 5,5% trong năm 2023 và nước này cần 7,9 tỷ USD trong 3 năm để tái thiết.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vụ UBS mua lại Credit Suisse: Nhiều ý kiến trái chiều tại Thụy Sỹ
11:30'
Việc ngân hàng UBS thâu tóm Credit Suisse, với sự hỗ trợ lớn và áp lực từ phía Chính phủ Thụy Sỹ đã dấy lên lo ngại có thể làm suy yếu UBS nói riêng và lĩnh vực tài chính của nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Canada sẽ đầu tư lớn vào “nền kinh tế sạch”
08:50'
Bộ trưởng Tài chính Canada cho biết ngân sách liên bang sẽ bao gồm các khoản đầu tư lớn cho “nền kinh tế sạch”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Người Việt có thể nhận tiền quốc tế trong vòng 1 phút qua MoMo
19:51' - 20/03/2023
Ngày 20/3 tại Tp. Hồ Chí Minh, Western Union và Ví điện tử MoMo đã công bố hợp tác chiến lược. Qua đó, từ nay người Việt có thể nhận tiền quốc tế Western Union từ người thân qua dịch vụ của MoMo.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp kỳ vọng lãi vay trung dài hạn giảm về mức hấp dẫn hơn
17:49' - 20/03/2023
Doanh nghiệp đánh giá rất cao việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, kỳ vọng sẽ tạo ra mặt bằng lãi suất mới để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều ngân hàng châu Âu "dè chừng" về nguy cơ đổ vỡ lây lan
11:57' - 20/03/2023
Ít nhất 2 ngân hàng lớn ở châu Âu đang xem xét các kịch bản đổ vỡ lây lan trong lĩnh vực ngân hàng của khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
New York Community Bancorp được phép mua lại một phần ngân hàng Signature Bank
10:45' - 20/03/2023
Ngân hàng Flagstar Bank - chi nhánh của ngân hàng New York Community Bancorp, mua lại một phần tài sản của ngân hàng Signature Bank (có trụ sở tại New York) sau khi ngân hàng này phải đóng cửa.