Ngành mía đường làm gì để hội nhập?
Ông Đỗ Thành Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, theo dự báo của Tổ chức đường thế giới (ISO), thị trường đường trên thế giới niên vụ 2018-2019 sẽ tiếp tục dư thừa khoảng 7 triệu tấn do thời tiết thuận lợi và diện tích tăng ở một số nước như Ấn Độ, Brazil...
Giá đường trên thế giới sẽ còn giảm sâu, kéo theo giá đường trong nước sẽ tiếp tục giảm theo, khâu tiêu thụ sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, giải pháp nào để các doanh nghiệp mía đường vượt quá khó khăn thúc đẩy sản xuất là vấn đề đang được các đơn vị chức năng quan tâm.
* Đối mặt với khó khăn
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), niên vụ 2017-2018 các doanh nghiệp chế biến mía đường trong cả nước đã thu mua, sản xuất chế biến được gần 1,5 triệu tấn đường các loại, tăng gần trên 237.000 tấn so thời vụ trước; trong đó, đường tinh luyện đạt 504.100 tấn.
Tổng lượng đường tiêu thụ trong vụ là trên 1,4 triệu tấn, tăng trên 385.600 tấn. Trong đó, 8 tháng đầu năm 2018 tiêu thụ được trên 1 triệu tấn, tăng trên 107.000 tấn so vụ trước.
Tuy nhiên, tính đến ngày 15/8/2018, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường trong cả nước là 622.040 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 67.584 tấn do lượng đường tồn kho vụ trước còn lại, cộng với lượng đường tiêu thụ chậm trong những tháng cuối vụ thu hoạch. Về giá bán đường, có biến động theo chiều hướng giảm mạnh và hiện đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây.
Cụ thể, giá đường đầu vụ giảm chỉ còn từ 13.500 đồng – 14.500 đồng/kg; giữa vụ 12.000 đồng – 12.500 đồng/kg; cuối vụ chỉ còn 10.500 – 11.500 đồng/kg. So với niên vụ trước, giá đường giảm bình quân từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/kg.
Đây là mức giảm lớn và sẽ giảm kéo dài do thị trường đường trên thế giới không mấy khả quan. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp ngành đường vốn khó khăn sẽ tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Một số nguyên nhân dẫn đến thị trường đường trong nước giảm giá mạnh được cơ quan này chỉ ra. Đó là nguồn cung trên thế giới hiện đang tăng nhanh so với nhu cầu, dẫn đến giá đường thế giới giảm mạnh. Trong khi đó, lượng đường trong nước sức cạnh tranh yếu, tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều.
Bên cạnh đó, nguồn cung các loại đường khác như đường lỏng (HFCS-siro ngô nồng độ fructose cao) hiện đang gia nhập vào thị trường Việt Nam dồi dào.
Điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh đối với đường chiết xuất từ cây mía. Ngoài ra, vấn đề quản lý buôn lậu đường chưa thật sự hiệu quả, đường lậu khó kiểm soát, giá rẻ, trong khi giá đường trong nước thiếu cạnhh tranh.
Ông Đỗ Thành Liêm cho biết, tình trạng nhập lậu đường hiện nay vẫn diễn ra công khai, thách thức dư luận và các cơ quan chức năng, nhiều nơi đường lậu đã thế chỗ bán đường trong nước.
Hiện giá đường Thái Lan nhập lậu từ các cửa khẩu biên giới so với thị trường đường nội địa luôn thấp hơn từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg.
Do tiêu thụ chậm nên các Công ty đường phải hạ giá bán gần bằng giá đường nhập lậu để đẩy nhanh khâu tiêu thụ, giảm lượng đường tồn kho.
Do đường nhập lậu lấn chiếm thị trường trong nước đã đẩy giá đường trong nước liên tục giảm sâu, nhưng lượng đường tiêu thụ vẫn chậm, tồn kho cao.
Bà Đặng Minh Thái, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, Thương Mại Minh Tâm chia sẻ, chưa bao giờ tình hình kinh doanh ngành đường khó khăn.
Đó là, buôn lậu đường xảy ra tràn lan, các cửa hàng thương mại từ nhỏ đến lớn hiện nay đều bán được đường nhập lậu và bán công khai mặc dù ngành chức năng có bắt, xử lý một số vụ buôn lậu đường lớn ở Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác, nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Theo bà Thái, quan trọng hiện nay đối với các nhà máy đường là phải nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bán hàng; nhà máy cần phải qua tâm tới lợi ích của khách hàng, nhằm bảo đảm cho khách hàng có lãi, hai bên cùng có lợi, từ đó mới có mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa khách hàng với nhà máy.
Lượng đường tồn kho lớn gây khó khăn cho các nhà máy và các công ty thương mại như hiện nay mà ngân hàng vẫn phớt lờ, không quan tâm hỗ trợ, đường nhập lậu tràn lang thì rất khó cho doanh nghiệp.
* Làm gì để hội nhập?
Quyền Cục trưởng, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Toản cho biết, dự kiến niên vụ 2018-2019 lượng đường cung cấp trên thị trường cả nước là trên 2,2 triệu tấn.
Trong đó, lượng đường sản xuất trong vụ là trên 1,5 triệu tấn, đường tồn kho đến 15/8 là trên 600.000 tấn, nhập khẩu năm 2018 (theo cam kết với WTO) dự kiến 94.000 tấn; trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ 1,6 triệu tấn, lượng đường còn thừa trên 576.000 tấn.
Dự báo cung cầu cho thấy, niên vụ tới nguồn cung đường trong nước còn tiếp tục dư thừa, trong khi nguồn cung đường trên thế giới vẫn còn thừa gần 7 triệu tấn, vì vậy việc khôi phục của giá đường có thể sẽ chậm, trước sức ép cạnh tranh trong hội nhập, các nhà máy đường cần có nhìn nhận, đánh giá chính xác thị trường để có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hợp lý trong thời gian tới.
Trước mắt, các nhà máy đường cần rà soát, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng tương ứng với hình thành các trung tâm chế biến công nghiệp để tạo điều kiện xây dựng, phát triển các vùng sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương.
Theo ông Toản, có thể tạm phân chia các vùng có lợi thế để phát triển nguyên liệu mía như sau: vùng có lợi thế phát triển là Bắc Trung bộ, Tây Nguyên; vùng có lợi thế tương đối, dễ bị ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ; vùng ít lợi thế, nhưng cây mía vẫn có lợi thế nhất định so với cây trồng khác là miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long (vùng nguyên liệu chung của các nhà máy).
Bên cạnh đó, cần xây dựng các vùng nguyên liệu theo hướng hợp tác, liên kết các nhà máy để hình thành hệ thống chế biến đường thô và đường tinh luyện, kết hợp với việc phát triển điện thương phẩm từ bã mía, sản xuất cồn.
Các địa phương cũng cần rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch và quy mô hợp lý cho mỗi vùng sản xuất mía theo hướng tập trung, có điều kiện thâm canh, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, xây dựng hệ thống tưới nước cho cây mía, mạnh dạn đưa vào sử dụng giống mía đã qua khảo nghiệm có triển vọng như giống QN1, KK3, VN08 -270, LS1...; liên kết, xây dựng các cánh đồng mía lớn để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, hạ giá thành cây mía, tăng sức cạnh tranh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Đức Trong nêu vấn đề cần giải quyết là cần áp dụng nhiều giải pháp để giảm tối đa giá thành trong sản xuất cây mía; trong đó, giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cải tạo giống mới để tăng năng suất cây trồng là quan trọng hàng đầu.
Theo ông Trong, cách sử dụng giống mía của cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng như hiện nay là chưa ổn, mạnh ai nấy làm, thiếu sự thống nhất trong khâu kiểm nghiệm, thử nghiệm về năng suất, chất lượng cây trồng cũng như kiểm soát về dịch bệnh; kỹ thuật canh tác, chi phí phân bón cũng cần tính toán lại cho hợp lý hơn. Đồng thời, cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu sản xuất, chăm sóc, thu hoạch cây mía để hạ tối đa giá thành.
Ông Trong cho biết, hiện nay số tiền chi cho nhân công trong khâu chăm sóc, thu hoạch mía chiếm đến 30%, chi phí bón phân cho cây mía chiếm 30% giá thành là quá cao, cây mía khó cạnh tranh được với thị trường.
Các Công ty, nhà máy chế biến đường cũng cần quan tâm tới công nghệ sản xuất đường hữu cơ gắn với các sản phẩm sau đường như: điện, ván ép, vi sinh, phân bón, Etanol…để tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm từ đường.
Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần kiến nghị với Chính phủ có chủ trương, chính sách đặc thù cho ngành mía đường, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm cho sau đường; đồng thời áp dụng thử nghiệm về kiểm soát chữ đường độc lập, để tạo thêm niềm tin cho nông dân yên tâm hợp tác, gắn bó lâu dài với nhà máy.
Tại hội nghị sơ kết vụ sản xuất, chế biến ngành mía đường niên vụ 2017-2018 vừa diễn ra tại tỉnh Tây Ninh, đại diện các Công ty mía đường Quảng Ngãi, Hậu Giang, Sơn La, Tây Ninh cũng đề nghị Hiệp hội mía đường Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thành lập những Trung tâm nghiên cứu giống mía mới được nhà nước hỗ trợ để từng bước hình thành chương trình sản xuất giống, đưa công nghệ cao vào tạo giống có hiệu quả.
Đồng thời, làm vai trò trung gian kết nối giữa sản xuất, chế biến đường với thị trường chi phí thấp, giá cả hợp lý nhất, để đủ sức cạnh tranh với thị trường.
Cùng đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường chống buôn lậu, xem xét giảm thuế VAT đối với ngành sản xuất mía đường, hạn chế hạn ngạch nhập khẩu đường, nhằm tháo gỡ bớt khó khăn, bảo vệ mặt hàng đường trong nước.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần quan tâm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp mía đường như tăng vốn vay lưu động, giảm lãi suất, giản thời gian trả nợ, giúp doanh nghiệp kinh doanh ngành đường vượt qua khó khăn hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ khó việc thu mua mía của doanh nghiệp
19:20' - 24/08/2018
Ngày 24/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn về tình hình thu hoạch và tiêu thụ mía đường niên vụ năm 2018 - 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
“Vỡ” hợp đồng bao tiêu sản phẩm, người trồng mía lao đao
15:54' - 09/07/2018
UBND xã Cư M’lan đã nhận được đơn phản ánh của người dân về việc CTCP Mía đường Đắk Lắk không thu mua mía nguyên liệu và vi phạm hợp đồng đã ký kết, đẩy người trồng mía vào hoàn cảnh khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Tái cơ cấu ngành mía đường theo hướng đầu tư khoa học công nghệ
15:21' - 25/05/2018
Ngành mía đường Việt Nam đang có kế hoạch thực hiện tái cơ cấu theo hướng đầu tư khoa học công nghệ, nhằm tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.