Ngành ô tô Trung Quốc - Bài 1: Sự đổi ngôi trên bản đồ thế giới
Bài viết có tiêu đề tạm dịch là "Các hãng xe Trung Quốc đổ xô đến Australia" đăng trên báo Australia Financial Review (AFR) có nội dung chính như sau:
Trong hai năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang dần có bước chuyển mình đáng chú ý, từ vị trí là người đi sau trên bản đồ ô tô thế giới trở thành người dẫn đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện.Số liệu không chính thức trên trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho thấy toàn Trung Quốc có 157 nhà sản xuất ô tô, trong khi thống kê của Just Auto - một công ty nghiên cứu mô hình kinh doanh B2B (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) – chỉ ra rằng Trung Quốc có 241 doanh nghiệp ô tô và tạp chí Automotive News China khẳng định nước này có 119 công ty sản xuất xe điện.Hãy so sánh với hai nước sản xuất ô tô lâu đời là Đức và Nhật Bản. Có thể thấy rằng ở Đức, chỉ có sáu doanh nghiệp ô tô lớn và một số hãng xe nhỏ. Còn tại Nhật Bản có tám công ty ô tô lớn. Mỹ có "bộ tam" gồm GM, Ford và Chrysler - mỗi hãng sở hữu một vài thương hiệu nhỏ - cùng với nhà máy chế tạo của hãng xe Tesla (Mỹ) và một số nhà sản xuất xe điện nhỏ mới thành lập như các hãng Rivian và Lucid.Ngay cả khi loại bỏ tất cả các công ty ô tô quy mô nhỏ và ước tính sẽ xuất hiện tình trạng sáp nhập của một số công ty trong ngành, thì vẫn có thể dễ dàng nhận thấy rằng ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc hiện có quy mô lớn nhất và đa dạng nhất thế giới. Năm 2023, cường quốc châu Á đạt sản lượng 30,2 triệu ô tô, nhiều hơn tổng số xe của bốn quốc gia nổi tiếng trong ngành công nghiệp ô tô thế giới là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Tốc độ tăng trưởng về số lượng, chất lượng và sự đổi mới của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc gợi nhớ đến nỗ lực vượt qua Mỹ của Nhật Bản, của Hàn Quốc trong thập niên trước. Tuy nhiên, với Trung Quốc, mọi thứ đang diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Theo Giám đốc Văn phòng Trung Quốc của công ty tư vấn nghiên cứu ô tô toàn cầu SBD Automotive, Victor Zhang, có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ nhưng không phải sự hỗ trợ nào cũng mang lại hiệu quả. Điểm mấu chốt vẫn là nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp.Ngoài ra, tại Trung Quốc đang xuất hiện tình trạng dư thừa sản xuất, dẫn đến cung vượt cầu. Giai đoạn đầu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc được trợ cấp mạnh mẽ, chủ yếu được mua bởi các công ty làm dịch vụ đặt xe. Một số phương tiện này chỉ có thể chạy được 100 km sau một lần sạc và không phù hợp để chạy thương mại. Chúng đã nhanh chóng bị thay thế và loại bỏ. Nhưng ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển và để tồn tại, các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc buộc phải tìm cách vươn ra thế giới.Vào đầu thế kỷ 21, Trung Quốc sản xuất khoảng 2 triệu xe cơ giới/năm. Chỉ 8 năm sau, nước này đã vượt qua Nhật Bản và Mỹ để trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức các nhà sản xuất xe có động cơ quốc tế, sản lượng xe cơ giới toàn cầu năm 2023 (bao gồm cả ô tô con, xe thương mại hạng nhẹ, xe buýt và xe tải) của Trung Quốc là 93,5 triệu chiếc. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sản xuất gần 1/3 số xe dành cho thị trường nội địa.Ngoài ra, con số 5,2 triệu chiếc xe được xuất khẩu ra nước ngoài đã đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu xe có động cơ lớn thứ hai thế giới vào năm 2023. Năm 2024, dự kiến Trung Quốc sẽ vượt qua quốc gia đang dẫn đầu là Nhật Bản, trờ thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, năng lực sản xuất của Trung Quốc vẫn đang tăng lên trong khi thị trường nội địa đang hạ nhiệt, đặc biệt là ô tô chạy bằng xăng. Tình huống này khiến nhiều nhà sản xuất đứng trước lựa chọn xuất khẩu hoặc phá sản.Ông Tony Weber, Giám đốc điều hành của Phòng Công nghiệp Ô tô Liên bang Australia, cho biết: “Những thị trường không có thuế quan và phi thuế quan như Australia là cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc”. Ông Tony Weber chỉ ra rằng quốc gia này đã là nhà cung cấp ô tô mới lớn thứ ba cho Australia - một số từ các thương hiệu mới, một số khác từ các nhà sản xuất quốc tế có uy tín và chất lượng đang đáp ứng mong đợi của người mua. Ngành công nghiệp ô tô thế giới sẽ có một sự thay đổi đáng kể trong vài năm tới và điều đó tốt cho người tiêu dùng.- Từ khóa :
- xe điện trung quốc
- tesla
- nhật bản
- mỹ
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Tesla đề nghị Canada áp thuế xe điện của hãng thấp hơn xe từ Trung Quốc
08:48' - 30/08/2024
Trước khi Canada thông báo áp dụng mức thuế 100% đối với các xe điện (EV) sản xuất ở Trung Quốc trong tuần này, Tesla đã tiếp cận Chính phủ Canada và yêu cầu mức thuế thấp hơn cho các mẫu xe của hãng.
-
Ô tô xe máy
Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện?
09:39' - 29/08/2024
Doanh số bán xe điện ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với thực tế mới trên thị trường và các nhà sản xuất ô tô đang phải chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế thay vì nhu cầu dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản ứng về quyết định tăng thuế xe điện của Canada
17:53' - 27/08/2024
Ngày 26/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã bày tỏ phản đối việc Chính phủ Canada tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc.
-
Ô tô xe máy
Danh sách công ty Trung Quốc sản xuất xe điện tại châu Âu sẽ dài thêm
14:07' - 27/08/2024
Nhà sản xuất xe điện Xpeng Inc. của Trung Quốc đang tìm kiếm một địa điểm sản xuất tại châu Âu, nhằm giảm thiểu tác động của thuế nhập khẩu bằng cách sản xuất ô tô ở khu vực này.
-
Ô tô xe máy
Ford cắt lỗ hàng tỷ USD để điều chỉnh kế hoạch xe điện
07:56' - 24/08/2024
Ford cắt lỗ hàng tỷ USD để điều chỉnh kế hoạch sản xuất dòng xe thể thao đa dụng (SUV) điện tiếp theo của mình, thay thế bằng các mẫu xe lai (hybrid) với giá cả phải chăng.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh trên thị trường xe điện: Châu Âu quyết định "phòng thủ"
05:30' - 23/08/2024
Ủy ban châu Âu đã có một bước đi mới hướng tới quyết định tăng thuế hải quan đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc trong ít nhất 5 năm, trong đó, thuế nhập khẩu có thể tăng lên đến 36,3%.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận khác trong đảm bảo an ninh lương thực ASEAN
06:30'
Năm 2024 là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Do đó, việc thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng với các nước ASEAN.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách thuế quan của Mỹ: Phố Wall lên tiếng
05:30'
Sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan đối ứng ngày 2/4, lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn ở Phố Wall đã lên tiếng bày tỏ lo ngại và kêu gọi Nhà Trắng tạm dừng áp thuế.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức đối với kinh tế Singapore
06:30' - 08/04/2025
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong ngày 4/4 tuyên bố nước này phải chuẩn bị trước những thách thức sắp tới, khi các thể chế toàn cầu suy yếu và các chuẩn mực quốc tế bị xói mòn.
-
Phân tích - Dự báo
Hệ lụy từ việc đồng đô la suy yếu
05:30' - 08/04/2025
Trên thực tế, giá trị của đồng bạc xanh đã giảm trong nhiều tháng so với rổ tiền của các quốc gia ngang hàng; các đồng tiền khác đang tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30' - 07/04/2025
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.