Ngành sản xuất thịt lợn Trung Quốc có thể thua lỗ nặng nề hơn vào đầu năm 2024
Nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực này và nhanh chóng hiện đại hóa nó. Song với nhu cầu đang dần suy yếu, giá lợn giảm, việc tăng mạnh đàn lợn khiến thua lỗ và nợ nần của họ ngày càng gia tăng.
Những nhà chăn nuôi lợn của Trung Quốc sẽ đối mặt với các khoản lỗ lớn hơn trong năm tới, khiến các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm đàn lợn giống và bán bớt các trang trại, mà phần nhiều trong số đó đang bỏ trống.
Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn đang bám trụ để duy trì hoạt động sản xuất và chờ đợi giá thịt lợn phục hồi. Điều đó không chỉ là “ngôi sao hy vọng” của họ, mà còn của các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi ở nước ngoài, các công ty về di truyền giống lợn và buôn bán thịt lợn đang gặp khó khăn. Ông Lyle Jones, Giám đốc bán hàng Trung Quốc của Genesus Inc có trụ sở tại Mỹ, nơi cung cấp lợn giống cho các nhà sản xuất thịt lợn hàng đầu, cho biết: “Tất cả đều phụ thuộc vào túi tiền của các công ty này sâu đến mức nào”.Cũng như các lĩnh vực khác của Trung Quốc từ xây dựng nhà ở đến xe điện, chăn nuôi trong những năm gần đây đã ưu tiên tăng trưởng và thị phần hơn lợi nhuận.
Trong năm nay, lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, giá lợn hơi trung bình của Trung Quốc đã ở mức thấp hơn nhiều so với chi phí của những nhà sản xuất hiệu quả nhất. Giá lợn hơi giao kỳ hạn được giao dịch chủ yếu trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) đã giảm 7,3% kể từ đầu tuần trước, xuống còn 13.910 NDT (1.949 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ khi mặt hàng này bắt đầu giao dịch trên sàn này gần ba năm trước. Sự sụt giảm này đã gây thêm khó khăn cho Trung Quốc khi nước này nỗ lực đẩy giá thịt lợn lên bằng cách mua bổ sung thịt lợn vào kho dự trữ. Ngay cả khi mùa Đông tới, vốn được xem là mùa cao điểm tiêu thụ thịt lợn, giá thịt cũng không có dấu hiệu phục hồi. Điều này đang gây bất lợi cho một số nhà sản xuất lớn trong ngành công nghiệp trị giá 200 tỷ USD/năm này. 10 nhà sản xuất thịt lợn hàng đầu Trung Quốc đã ghi nhận mức nợ ròng tăng 13% tính đến cuối tháng Chín năm nay. New Hope Liuhe, nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ ba Trung Quốc và lớn thứ năm thế giới, đã bán hết các trang trại vào năm ngoái và nói với các nhà đầu tư vào tháng 7/2023 rằng họ muốn bán nhiều hơn, đồng thời thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào các công ty kinh doanh gia cầm và thực phẩm của mình. New Hope Liuhe cho biết, đợt phát hành cổ phiếu tư nhân trị giá 7,35 tỷ NDT được công bố vào ngày 30/11 vừa qua sẽ giúp họ trả các khoản vay và hạn chế nợ. Các nhà sản xuất thịt lợn lớn khác gồm Tech-Bank và Fujian Aonong đã bán bớt cổ phần của họ hoặc trong các công ty con để huy động tiền mặt. Cả hai công ty đều không trả lời yêu cầu bình luận về những thách thức hiện tại và yêu cầu về vốn lưu động của họ. Jiangxi Zhengbang Technology, công ty trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ hai Trung Quốc, sau khi mở rộng đàn lợn nhanh chóng, đã buộc phải tái cơ cấu vào năm ngoái bất chấp sự hỗ trợ từ các công ty do chính quyền địa phương điều hành. Hơn nữa, với mức nợ ngày càng tăng trong nền kinh tế Trung Quốc, các ngân hàng và chính quyền địa phương ngày càng ít sẵn lòng hoặc ít có khả năng hỗ trợ các nhà sản xuất thịt lợn như vậy. Các nhà phân tích cho rằng những “người chơi” lớn nhất trong ngành như công ty Muyuan Foods Co, một nhà sản xuất chi phí thấp và là một trong số ít công ty tạo ra dòng tiền trong giai đoạn khó khăn này, đã giảm chi phí hoạt động đáng kể. Những thách thức cũng gia tăng khi sản lượng thịt lợn của Trung Quốc vẫn ở mức kỷ lục, một phần là hệ quả của sự khuyến khích tăng đàn lợn sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát vào cuối những năm 2010 đã làm hao hụt một nửa số lợn của nước này. Các nhà phân tích tại Hua'an Securities dự báo sản lượng lợn của Trung Quốc sẽ tăng 10% trong nửa đầu năm 2024. Trong 9 tháng tính từ đầu năm nay sản lượng của 15 nhà chăn nuôi lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng 17% dù cho họ báo lỗ ròng tổng cộng 200 tỷ NDT. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe - đặc biệt là giới trẻ và người dân thành thị - chuyển sang sử dụng thịt gia cầm và các thực phẩm khác. Trong khi đó, chi phí chống dịch bệnh đã tăng đáng kể. Dịch tả lợn châu Phi hiện đang lan rộng và là mối đe dọa thường trực đối với tất cả các trang trại nuôi lợn tại Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã cảnh báo rằng ngành sản xuất thịt lợn Trung Quốc sẽ thua lỗ nặng nề hơn vào đầu năm 2024 so với một năm trước và kêu gọi các nhà chăn nuôi lợn cắt giảm sản lượng. Mặc dù các nhà sản xuất lớn đã cắt giảm chi tiêu cho thiết bị mới và thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí khác, hầu hết các công ty sản xuất thịt lợn vẫn miễn cưỡng dỡ bỏ các trang trại bỏ trống và giảm đàn.Ông Flora Zhu, Giám đốc Nghiên cứu Doanh nghiệp Trung Quốc tại Fitch Ratings, cho biết: “Các công ty đã tích cực mở rộng hoạt động trong giai đoạn 2020-2021, với vốn đầu tư rất lớn và họ không sẵn sàng giảm công suất, ngay cả với mức giá thấp hiện tại”.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc
20:28' - 06/12/2023
Theo các chuyên gia, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và nhiều tiềm năng nên chuỗi sản xuất - xuất khẩu nông sản cần thay đổi cách tiếp cận để khai thác tốt thị trường này.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Trung Quốc khẳng định hiệu quả của chính sách miễn thị thực
07:00' - 06/12/2023
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chính sách đi lại miễn thị thực của nước này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc có thể chọn giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay vì lãi suất
13:50' - 04/12/2023
Trung Quốc có thể sẽ thực hiện chính sách tài khóa chủ động vào năm tới, vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn cần đạt được mức tăng trưởng ổn định.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
19:34' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Cục Xuất nhập khẩu đã công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/4/2025.
-
Thị trường
Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal
16:28' - 28/04/2025
Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm Việt Nam.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo biến động nhẹ
17:36' - 27/04/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng gần như không có biến đổi.
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .