Ngày Doanh nhân Việt Nam: Niềm vui được tôn vinh, vẫn trăn trở về hành trình phát triển
Ngày 13/10, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2017), tôn vinh các "Sản phẩm - Dịch vụ tiêu biểu năm 2017" cũng như chúc mừng các doanh nghiệp phát triển bền vững trên 30 năm.
Đây là dịp để các doanh nhân thành phố gặp gỡ, chia sẻ niềm vui cũng như bày tỏ những trăn trở, mong muốn của mình đến các cấp chính quyền trong hành trình phát triển phía trước.
Năm 2017, lần đầu tiên Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức xét chọn danh hiệu "Sản phẩm - Dịch vụ tiêu biểu", với 79 sản phẩm, dịch vụ được vinh danh. Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tp.Hồ Chí Minh cho biết, việc tổ chức xét chọn danh hiệu "Sản phẩm - Dịch vụ tiêu biểu" nhằm phát hiện, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu xây dựng các thương hiệu lớn của của thành phố. Đây cũng là hoạt động thiết thực tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp thành phố tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức để vươn lên hội nhập và phát triển. Chia sẻ niềm vui khi sản phẩm cháo tươi của Công ty cổ phần Sài Gòn Food được công nhận là một trong 79 sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của thành phố, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food cho biết, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố thể hiện sự công nhận về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp. Theo bà Lâm, đây không chỉ là hoạt động vinh danh, tạo động lực cổ vũ cho các doanh nghiệp tích cực cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp người tiêu dùng nhận diện được những sản phẩm Việt có chất lượng cao với giá thành hợp lý.Thông qua đó, các doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội khẳng định vị trí, thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Bên cạnh các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ tiêu tiểu, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng tôn vinh 57 doanh nghiệp đã phát triển bền vững trên 30 năm; trong đó có 23 doanh nghiệp phát triển trên 30 năm và 34 doanh nghiệp phát triển trên 40 năm.Đây là những doanh nghiệp đã gắn bó cùng sự phát triển của Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian dài và cũng là những doanh nghiệp “hạt nhân” trong việc xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp của thành phố.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh khẳng định, trong thời gian qua, các doanh nhân, doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Cụ thể, 9 tháng qua, gần 30.000 doanh nghiệp thành lập mới, gần 1.400 hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ngày càng cao đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng GRDP đạt 7,97%, và tăng thu ngân sách hơn 10,7% cho thành phố.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng mong muốn cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp thành phố tiếp tục đoàn kết, phát huy tinh thần sáng tạo và tích cực đồng hành cùng sự phát triển của thành phố trong thời gian tới. Bên cạnh niềm vui được tôn vinh, ghi nhận, các doanh nhân cũng còn không ít trăn trở về hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.Ông Nguyễn Văn Trí, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lập Phúc chia sẻ, muốn phát triển, doanh nghiệp cần có đủ cả nguồn lực và cơ hội; trong đó, nguồn lực của doanh nghiệp chính là trình độ kỹ thuật, là công nghệ và nguồn vốn; cơ hội là thời điểm xuất hiện thị trường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành cơ khí, trong đó có Lập Phúc có nguồn lực để phát triển nhưng không thể nắm bắt được cơ hội từ thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Trí, mặc dù Chính phủ và chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Thủ tục cấp phép kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp đã đơn giản nhưng quy trình, thủ tục liên quan đến cấp phép xây dựng nhà xưởng lại rất phức tạp, khiến doanh nghiệp phải chờ đợi và bị lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh. Đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, các đối tác nước ngoài sẽ ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có thể cung ứng sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Cùng quan điểm, bà Lê Thị Thanh Lâm cho rằng, để doanh nghiệp phát triển bền vững, chính sách phải minh bạch và ổn định. Nhưng hiện nay, nhiều chính sách của Việt Nam như thuế, lãi suất ngân hàng,... thường xuyên thay đổi khiến doanh nghiệp bối rối và rất ngại mở rộng đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống các “giấy phép con” chồng chéo, thiếu minh bạch cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, bà Lê Thị Thanh Lâm nhận định, hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu, chưa hình thành được cộng đồng doanh nghiệp theo chuỗi liên kết. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển và đảm bảo chất lượng sản phẩm bắt buộc phải đầu tư cả một quy trình sản xuất. Đơn cử như trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm thực phẩm chế biến nhưng không có nơi cung ứng nguyên liệu ổn định cả số lượng và chất lượng nên phải tự đầu tư nuôi, trồng. Điều này khiến nguồn lực của doanh nghiệp bị phân tán, không thể tập trung phát huy được thế mạnh chuyên môn của mình. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, ông Chu Tiến Dũng thì cho rằng, quá trình hội nhập mang lại cả cơ hội và thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam, thách thức sẽ nhiều hơn, bởi phần lớn doanh nghiệp của chúng ta đều có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh còn hạn chế lại phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh từ bên ngoài. Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố mong muốn Đảng, Chính Phủ và chính quyền các cấp sẽ tiếp tục quan tâm, cải cách chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Quan trọng nhất là có giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu vào, hoạch định về nguồn lực công nghệ, nhân lực để doanh nghiệp có thể “lột xác” trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với cộng đồng doanh nhân thành phố, ông Chu Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chưa bao giờ doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển như hiện nay, và cũng chưa bao giờ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay”. Chính vì vậy, để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, các doanh nghiệp phải đoàn kết, liên kết, hợp tác với nhau trong việc xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa. Chỉ có liên kết mới tạo nên sức mạnh giúp doanh nghiệp Việt tạo dựng thương hiệu và giữ vững thị phần trong nước, từng bước chinh phục thị trường khu vực và thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
21 doanh nhân Việt Nam tham gia Triển lãm thương mại Indonesia lần thứ 32
20:24' - 12/10/2017
Tham dự triển lãm lần này có 21 doanh nhân Việt Nam trong tổng số 4.500 doanh nhân đến từ 79 nước và vùng lãnh thổ tham dự.
-
Đời sống
Trao Giải báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp
18:50' - 11/10/2017
Chiều 11/10, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cùng Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức trao Giải báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp năm 2017.
-
Doanh nghiệp
Bình Dương tuyên dương 186 doanh nhân xuất sắc năm 2017
21:54' - 09/10/2017
Tối 9/10, UBND tỉnh Bình Dương đã kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) và tuyên dương, khen thưởng 186 doanh nhân xuất sắc tỉnh Bình Dương năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
26 doanh nhân tiêu biểu khu vực Duyên hải phía Bắc được tôn vinh
21:36' - 05/10/2017
Tối 5/10, tại thành phố Hải Phòng, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI tổ chức tôn vinh 26 doanh nhân tiêu biểu khu vực Duyên hải phía Bắc năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20'
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26'
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
DN cần biết
Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực
22:07' - 18/11/2024
Phó Tổng Giám đốc THK cho biết Việt Nam có sức phát triển to lớn, đây là yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.