Nghệ An tập trung đầu tư công các công trình trọng điểm có tính kết nối
Trong đó, có việc tiếp tục rà soát, đề xuất các cấp có thẩm quyền ở Trung ương hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả đầu tư; triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình đầu tư công.
Theo đó, cùng với việc tập trung các giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công, tỉnh Nghệ An sẽ bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm có tính chất kết nối, tác động lan tỏa tới sự phát triển liên vùng và địa phương; các dự án hạ tầng giao thông, nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống công trình thủy lợi, hạ tầng y tế, giáo dục… quan trọng, có tác động tích cực đến quá trình phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
Năm 2022, thứ tự ưu tiên trong đầu tư công, được tỉnh Nghệ An xác định một cách cụ thể, rõ ràng, đó là: ưu tiên cho danh mục nhiệm vụ, dự án bố trí vốn phải thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, đáp ứng điều kiện bố trí kế hoạch theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công; thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương. Theo khả năng thực hiện và giải ngân, tỉnh Nghệ An ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước 31/12/2021; các dự án chuyển tiếp đến nay đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định, các dự án nhóm C chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 của địa phương; các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2022 theo thời gian bố trí vốn; các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt… Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết, năm 2021, quản lý vốn đầu tư công được chỉ đạo theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục được tình trạng phân tán, dàn trải; các công trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số đơn vị, địa phương tỷ lệ giải ngân đạt thấp so với kế hoạch được giao từ đầu năm. Trong khi đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhiều dự án còn vướng mắc trong việc xác định đơn giá, nguồn gốc đất…Đơn cử, như dự án khu tái định cư thuộc Khu công nghiệp Đông Hồi; hệ thống kênh tiêu thoát nước Nghi Kim - Nghi Vạn; đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài nối đường ven sông Lam; dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện…/.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công giao thông từ đầu năm
16:48' - 05/02/2022
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký công điện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải: Có tình trạng chủ đầu tư "ngâm tiền" vốn đầu tư công
17:53' - 25/01/2022
Ngày 25/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp giao ban về công tác xây dựng cơ bản và giải ngân trong tháng 1/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm nếu chậm giải ngân đầu tư công còn lại của năm 2021
10:45' - 25/01/2022
Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (Lâm Đồng) chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
18:28' - 20/01/2022
Có 340 dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công với kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 88.099,5 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài
07:12'
Thủ tướng đã ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg Về việc khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37' - 31/03/2025
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52' - 31/03/2025
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28' - 31/03/2025
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13' - 31/03/2025
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12' - 31/03/2025
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.